Cách tìm ước chung và bội chung lớp 6 (nhanh nhất, cực hay)

Bài viết Cách tìm ước chung và bội chung lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách tìm ước chung và bội chung.

1. Ước Chung

Định nghĩa 1: Cho hai số a và b. Nếu có một số d thoả mãn a ⋮ d và b ⋮ d thì d được gọi là ước chung của a và b.

Tập hợp các ước chung của hai số a và b được kí hiệu là ƯC(a,b).

Chú ý: ta cần chú ý tới:

Nếu x ∈ ƯC(a, b, c,…) thì a ⋮ x, b ⋮ x,c ⋮ x,…

Nếu ƯC(a, b) = 1 thì a và b được gọi là hai số nguyên tố cùng nhau

Kí hiệu (a, b) = 1

ƯC(a, b) = Ư(a) ∩ Ư(b)

Ta có hai nhận xét sau:

Nếu số a chia hết cho m và n mà m, n là hai nguyên tố cùng nhau thì a chia hết cho tích m.n, cụ thể:

a ⋮ m,a ⋮ n và (m,n)=1 ⇒ a ⋮ m.n

Nếu tích a.b ⋮ m mà b và m là hai số nguyên tố cùng nhau thì a phải chia hết cho m, cụ thể:

a. b ⋮ m và (b, m) = 1 ⇒ a ⋮ m

2. Bội Chung

Định nghĩa 2: Cho hai số a và b. Nếu có một số d thoả mãn d ⋮ a và d ⋮ b thì d được gọi là bội chung của a và b.

Tập hợp các bội chung của hai số a và b được kí hiệu là BC(a, b).

Chú ý: Ta cần chú ý tới:

Nếu x ∈ BC(a,b,c,…) thì x ⋮ a,x ⋮ b,x ⋮ c,…

BC(a, b) = B(a) ∩ B(b)

Ví dụ 1: Cho ba số a = 15, b=80,c=120

a) Tìm tập hợp các ước của a, b, c.

b) Tìm tập hợp các ước chung của a và b; b và c; a,b và c

Lời giải:

a) Ta có:

Ư(15)= {1,3,5,15}

Ư(80)= {1,2,4,5,8,10,16,20,40,80}

Ư(120)= {1,2,3,4,5,6,8,10,12,15,20,24,30,40,60,120}

b) Ta có

ƯC(15,80)= {1,5}

ƯC(80,120)= {1,2,4,5,8,10,20,40}

ƯC(15,80,120)= {1,5}

Ví dụ 2:

a) Tìm năm số tự nhiên sao cho khi chia cho 5,7,11 đều dư 4.

b) Tìm hai số tự nhiên sao cho khi chia cho 3,7,15 đều dư 1

Lời giải:

a) Gọi x là số tự nhiên khi chia cho 5,7,11 đều dư 4.

Ta có x ∈ BC(5,7,11)+4

Lại có:BC(5,7,11) = {385,770,1155,1540,1925,.....}

Vậy, ta được x ∈ X = {389,774,1159,1544,1929}

b) Gọi x là số tự nhiên khi chia cho 3,7,15 đều dư 1.

Ta có x ∈ BC(3,7,15)+1

Lại có:BC(3,7,15) = {105,210,315,....}

Vậy, ta được x ∈ X = {106,211}

Ví dụ 3: Tìm số tự nhiên a. Biết số đó chia hết cho 7 và khi chia cho 2, cho 3, cho 4, cho 5, cho 6 đều dư 1 và a nhỏ hơn 400 Giải

Lời giải:

Ta có:

a-1 ∈ BC(2,3,4,5,6) → a-1 ∈ {60,120,180,240,300,360}

→ a ∈ {61,121,181,241,301,361}

Do a ⋮ 7 nên a = 301

Vậy, ta tìm được a = 301

Ví dụ 4: Tìm giao của hai tập hợp sau

a. A = {1;2;3;4;5;6;7}        B = {3;4;5;6;7;8;9}

b. C = {cam; chanh;táo}       D = {chanh; nho}

c. E = {1;3;5;7;9}       G = {2;4;6;8}

Lời giải:

a. A ∩ B = {3;4;5;6;7}

b. C ∩ D = {Chanh}

c. E ∩ G = ∅

Câu 1: Tìm tập hợp các bội chung của 15 và 18 nhỏ hơn 200

A. A={0;45;90;120}

B. A={0;45;90;120;180}

C. A={0;90;80}

D. A={0;60;90;120}

Lời giải:

Đáp án: C

A. A={0;45;90;120} Sai

B. A={0;45;90;120;180} → Sai

C. A={0;90;80} → Đúng

D. A={0;60;90;120} → Sai vì 60 không chia hết cho 18

Câu 2: Tập hợp ƯC(4, 12) là:

A. {0;1;2;4}

B. {1;2;4}

C. {1;2;3;4}

D. {1;2;3;4;6}

Lời giải:

Đáp án: B

Tập hợp ƯC(4, 12) là:

A. {0;1;2;4} → Sai vì 0 không là ước của mọi số

B. {1;2;4} → Đúng

C. {1;2;3;4} → Sai vì 3∉ Ư(4)

D. {1;2;3;4;6} → Sai vì 6∉ Ư(4)

Câu 3: Cho tập hợp A gồm các bội của 8, tập hợp B gồm các bội của 100, tập hợp C gồm các bội chung của 8 và 100. Hãy nêu mối quan hệ giữa tập hợp C với hai tập hợp A và B.

A. C⊂A,C⊂B

B. A⊂C,B⊂C

C. C⊂A,B⊂C

D. A⊂C,C⊂B

Lời giải:

Đáp án: A

Ta có: C ⊂ A,C ⊂ B

Câu 4: Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng A = {vở; bút; thước; tẩy} B = {vở; sách; cặp; thước; tẩy}

A. C={vở; sách; tẩy}

B. C={vở; bút; sách; tẩy}

C. C={vở; thước; tẩy}

D. C={vở; sách; cặp}

Lời giải:

Đáp án: C

A ∩ B = {Vở; thước; tẩy}

Câu 5: Liệt kê các phần tử của tập hợp A = ƯC{20; 30}

A. A={1; 2; 4; 10}

B. A={1; 2; 5;10; 15}

C. A={1; 2; 5}

D. A={1; 2; 5;10}

Lời giải:

Đáp án: D

A = ƯC(20;30)

Ư(20) = {1;2;4;5;10;20}

Ư(30) = {1;2;3;5;6;10;15;30}

A = ƯC(20;30) = {1;2;5;10}

Câu 6: Số x là ước chung của số a và số b nếu:

A. x ∈ Ư(a) và x ∈ B(b)

B. x ⊂ Ư(a) và x ⊂ Ư(b)

C. x ∈ Ư(a) và x ∈ Ư(b)

D. x ∉ Ư(a) và x ∉ Ư(b)

Lời giải:

Đáp án: C

x ∈ ƯC (a,b)

⇒ x ∈ Ư(a) và x ∈Ư(b)

Câu 7: Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu:

A. x ⋮ a hoặc x ⋮ b hoặc x ⋮ c

B. x ⋮ a và x ⋮ b

C. x ⋮ b và x ⋮ c

D. x ⋮ a và x ⋮ b và x ⋮ c

Lời giải:

Đáp án: D

x ∈ BC(a,b,c)

Cách tìm ước chung và bội chung lớp 6 (nhanh nhất, cực hay)

Câu 8: Tìm ước chung của 9 và 15

A. {1; 3}

B. {0; 3}

C. {1; 5}

D. {1; 3; 9}

Lời giải:

Đáp án: A

Ư(9) = {1;3;9}

Ư(15) ={1;3;5;15}

→ ƯC(9,15) = {1;3}

Câu 9: Viết các tập hợp Ư(6), Ư(20), ƯC(6, 20)

A. Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}

B. Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}

C. Ư(6) = {1; 2; 3}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}

D. Ư(6) = {1; 2; 4; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2; 4}

Lời giải:

Đáp án: A

Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

→ ƯC(6, 20) = {1; 2}

Câu 10: Chọn câu trả lời sai

A. 5 ∈ ƯC(55; 110)

B. 24 ∈ BC(3; 4)

C. 10 ∉ ƯC(55; 110)

D. 12 ⊂ BC(3; 4)

Lời giải:

Đáp án: D

Cách tìm ước chung và bội chung lớp 6 (nhanh nhất, cực hay)

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học