Biểu diễn tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Biểu diễn tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Biểu diễn tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.

1. Phương pháp giải

Để biễu diễn tập hợp các số tự nhiên thõa mãn điều kiện cho trước ta thường làm theo hai cách

Cách 1. Liệt kê các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.

- Các phần tử của tập hợp của tập hợp được viết trong dấu {}, cách nhau bởi dấu “;”.

- Liệt kê các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước, mỗi số được viết một lần.

- Thứ tự liệt kê tùy ý.

Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng của các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.

- Gọi x là số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.

- Chỉ ra tính chất đặc trưng của x.

- Viết tập hợp đã cho.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Biểu diễn tập hợp Tcác số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 8 bằng hai cách.

Hướng dẫn giải:

Ta thấy, các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 8 là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.

Theo cách liệt kê, ta viết: T = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}

Giả sử x là số tự nhiên thảo mãn khác 0 và nhỏ hơn 8. Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng ta viết: T = {x | x *; x<8}.

Ví dụ 2. Tìm x, biết x * và x là số lẻ sao cho  5<x13.

Hướng dẫn giải:

x * nên x là số tự nhiên khác 0.

Mà x là số lẻ sao cho  5<x13

Do đó x có thể là 7; 9; 11; 13.

Vậy x{7; 9; 11; 13}.

Ví dụ 3. Biểu diễn tập hợp K các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được viết từ các chữ số 1; 2; 3 bằng cách liệt kê.

Hướng dẫn giải:

K = {123; 132; 231; 213; 321; 312}

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Viết tập hợp Ucác số tự nhiên chẵn không vượt quá 10 bằng cách liệt kê

A. U = {2; 4; 6; 8; 10};

B. U = {2; 4; 6; 8};

C. U = {0; 2; 4; 6; 8; 10};

D. U = {0; 2; 4; 6; 8}.

Bài 2. Tìm x, biết x * và x là số chẵn sao cho  5<x14.

A. x = 6;

B. x{6; 8; 10; 12; 14};

C. x{4; 6; 8; 10; 12; 14};

D. x = 14.

Bài 3. Viết tập hợp E = {x | x ; 12x19} bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp

A. E = {13; 14; 15; 16; 17; 18};

B. E = {13; 15; 17; 19};

C. E = {12; 14; 16; 18};

D. E = {12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.

Bài 4. Viết tập hợp M = {0; 3; 6; 9; …; 30} bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.

A. M = {x | x ; x30};

B. M = {x | x *; x30};

C. M = {x | x ; x chia hết cho 3};

D. M = {x | x ; x chia hết cho 3; x30}.

Bài 5. Viết tập hợp K = {4; 8; 12; …; 40} bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.

A. K = {x | x ; x40};

B. K = {x | x ; x chia hết cho 4; x40};

C. K = {x | x *; x chia hết cho 4; x40};

D. K = {x | x ; x chia hết cho 4}.

Bài 6. Viết tập hợp E bằng cách liệt kê. Biết E là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 3 = 7.

A. E = {3};

B. E = {3; 7};

C. E = {7};

D. E = {4}.

Bài 7. Viết tập hợp F. Biết F là tập hợp các số tự nhiên x mà x.0 = 0.

A. F = {0};

B. F = {1};

C. F = {2};

D. F = {x | x }.

Bài 8. Viết tập hợp Y bằng cách liệt kê. Biết Y là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 3 < 7.

A. Y = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7};

B. Y = {0; 1; 2; 3; 4};

C. Y = {1; 2; 3; 4};

D. Y = {0; 1; 2; 3}.

Bài 9. Viết tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số và chữ số tận cùng là 9 bằng cách liệt kê.

A. {19; 29; 39; 49; 59; 69; 79; 89; 99};

B. {9; 19; 29; 39; 49; 59; 69; 79; 89; 99};

C. {99};

D. {29}.

Bài 10. Cho G = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1; 3<x<18}. Viết tập hợp G bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

A. G = {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17};

B. G = {5; 8; 11; 14; 17};

C. G = {6; 9; 12; 15};

D. G = {4; 7; 10; 13; 16}.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học