Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Biểu diễn số tự nhiên trên trục số.

1. Phương pháp giải

Để biểu diễn một số tự nhiên a trên tia số, ta thực hiện theo các bước sau

- Bước 1. Vẽ tia số;

- Bước 2. Xác định điểm a trên tia số.

Lưu ý: Trên tia số, nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b hay điểm b nằm bên phải điểm a.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4}. Biểu diễn các phần tử của tập hợp A trên tia số.

Hướng dẫn giải:

Trên tia số các phần tử của tập hợp A được biểu diễn như sau:

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Ví dụ 2. Cho tập hợp F = {x | x ; 3x<6}. Biểu diễn các phần tử của tập hợp F trên tia số.

Hướng dẫn giải:

F = {x | x ; 3x<6}.

Theo cách liệt kê, ta có: F = {3; 4; 5}

Trên tia số các phần tử của tập hợp F được biểu diễn như sau:

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Ví dụ 3. Các phần tử của tập hợp A được biểu diễn trên tia số dưới đây:

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Viết tập hợp A bằng cách nêu tính chất đặc trưng của tập hợp.

Hướng dẫn giải:

Các điểm 0; 2; 4; 6 biểu diễn trên tia số là các số tự nhiên chẵn không vượt quá 6.

Nên A = {x | x = 2n; nN; x6}.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Điểm A trên tia số dưới đây biểu diễn số tự nhiên nào?

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

A. 0;

B. 3;

C. 4;

D. 5.

Bài 2. Cho các tia số dưới đây.

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Tia số biểu diễn các phần tử của tập hợp M = {x | x ; x4} là

A. Tia số (1);

B. Tia số (2);

C. Tia số (3);

D. Tia số (4).

Bài 3. Cho tia số

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Tập hợp S = {x | x *; x<4}. Khẳng định nào dưới đây đúng.

A. Các phần tử của tập hợp S là các điểm nằm bên phải điểm 0 và bên trái điểm 5;

B. Các phần tử của tập hợp S là các điểm nằm bên phải điểm 0 và bên trái điểm 4;

C. Các phần tử của tập hợp S là các điểm nằm bên trái điểm 5;

D. Các phần tử của tập hợp S là các điểm nằm bên trái điểm 4.

Bài 4. Tia số dưới đây biểu diễn các điểm thuộc tập hợp nào?

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

A. {x | x = 2n + 1; nN; x < 6};

B. {x | x = 2n; nN; x < 6};

C. {x | xN; x < 6};

D. {x | x = 2n + 1; nN}.

Bài 5. Cho tia số sau

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Khẳng định đúng là

A. a > b;

B. a < b < 0;

C. a > b > 0;

D. 0 < a < b.

Bài 6. Các phần tử của tập hợp U được biểu diễn trên tia số sau

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Khẳng định sai

A. Tập hợp U là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5;

B. Tập hợp U là tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5;

C. Tập hợp U là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6;

D. Tập hợp U là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5.

Bài 7. Cho số tự nhiên A được biểu diễn trên tia số như sau

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Số tự nhiên liền sau của A là

A. 5;

B. 4;

C. 6;

D. 7.

Bài 8. Cho số tự nhiên K được biểu diễn trên tia số như sau

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Số tự nhiên liền trước của A là

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Bài 9. Cho các tia số sau:

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Tia số biểu diễn số tự nhiên d lớn hơn b và bé hơn a là

A. Tia số (1);

B. Tia số (2);

C. Tia số (3);

D. Tia số (4).

Bài 10. Cho tia số

Biểu diễn số tự nhiên trên trục số lớp 6 (cách giải + bài tập)

Các điểm nằm bên phải điểm 0 và bên trái điểm 5 biểu diễn các phần tử của tập hợp nào?

A. {x | x *; x<4};

B. {x | x ; x<5};

C. {x | x ; x<4};

D. {x | x *; x<5}.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học