Tổng hợp bài tập Chương 1 phần Số học Toán 6 có đáp án

Bài viết Chương 1 phần Số học Toán 6 lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chương 1 phần Số học Toán 6.

Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?

A. A = [1; 2; 3; 4]     B. A = (1; 2; 3; 4)

C. A = 1; 2; 3; 4     D. A = {1; 2; 3; 4}

Lời giải:

Các phần tử của tập hợp được đặt trong dấu { }

Nên cách viết đúng là A = {1; 2; 3; 4}

Chọn đáp án D.

Câu 2: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

A. 2 ∈ B     B. 5 ∈ B     C. 1 ∉ B     D. 6 ∈ B

Lời giải:

Áp dụng cách sử dụng kí hiệu ∈:

     + 2 ∈ A đọc là 2 thuộc A hoặc là 2 là phần tử của A.

     + 6 ∉ A đọc là 6 không thuộc A hoặc là 6 không là phần tử của A.

Ta thấy 6 không là phần tử của tập hợp B nên 6 ∉ B

Chọn đáp án D.

Câu 3: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

A. A = {6; 7; 8; 9}     B. A = {5; 6; 7; 8; 9}

C. A = {6; 7; 8; 9; 10}     D. A = {6; 7; 8}

Lời giải:

Viết tập hợp A dưới dạng liệt kê các phân tử

Tập hợp A gồm các phần tử lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 nên A = {6; 7; 8; 9}

Chọn đáp án A.

Câu 4: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”

A. P = {H; O; C; S; I; N; H}     B. P = {H; O; C; S; I; N}

C. P = {H; C; S; I; N}     D. P = {H; O; C; H; I; N}

Lời giải:

Các chữ cái khác nhau trong cụm từ “HOC SINH” là: H; O; C; S; I; N.

Nên P = {H; O; C; S; I; N}

Chọn đáp án B.

Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

A. A = {x ∈ ℕ |15 < x < 19}     B. A = {x ∈ ℕ |15 < x < 20}

C. A = {x ∈ ℕ |16 < x < 20}     D. A = {x ∈ ℕ |15 < x ≤ 20}

Lời giải:

Nhận thấy các số tự nhiên 16; 17; 18; 19 là các số tự nhiên lớn hơn 15 và nhỏ hơn 20.

Nên A = {x ∈ ℕ |15 < x < 20}

Chọn đáp án B.

Câu 6: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập hợp B là?

A. C = {5}     B. C = {1; 2; 5}     C. C = {1; 2}     D. C = {2; 4}

Lời giải:

Các phần tử thuộc tập hơp A mà không thuộc tập hợp B là 1; 2

Nên tập hợp cần tìm là C = {1; 2}

Chọn đáp án C.

Câu 7: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A lẫn tập hợp B là?

A. C = {3; 4; 5}     B. C = {3}     C. C = {4}     D. C = {3; 4}

Lời giải:

Các phần tử thuộc tập hợp A lẫn tập hợp B là 3;4.

Nên tập hợp cần tìm là C = {3; 4}

Chọn đáp án D.

Câu 8: Cho hình vẽ

Trắc nghiệm Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Tập hợp D là?

A. D = {8; 9; 10; 12}     B. D = {1; 9; 10}     C. D = {9; 10; 12}     D. D = {1; 9; 10; 12}

Lời giải:

Các phần tử thuộc tập hợp D là 1; 9; 10; 12 nên tập hợp D là:

D = {1; 9; 10; 12}

Chọn đáp án D

Câu 9: Tập hợp A = {x ∈ ℕ|22 < x ≤ 27} dưới dạng liệt kê các phần tử là?

A. A = {22; 23; 24; 25; 26}     B. A = {22; 23; 24; 25; 26; 27}

C. A = {23; 24; 25; 26; 27}     D. A = {23; 24; 25; 26}

Lời giải:

Các số tự nhiên lớn hơn 22 và nhỏ hơn bằng 27 là 23; 24; 25; 26; 27

Nên tập hợp cần tìm là A = {23; 24; 25; 26; 27}

Chọn đáp án C.

Câu 10: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57. Kết luận nào sau đây sai?

A. 55 ∈ P     B. 57 ∈ P     C. 50 ∉ P     D. 58 ∈ P

Lời giải:

Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57 là 51; 52; 53; 54; 55; 56; 57

Nên tập hợp đó là P = {51; 52; 53; 54; 55; 56; 57}

Có 58 ∉ P

Chọn đáp án D.

Câu 11: Cho hình vẽ sau

Trắc nghiệm Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Tập hợp P và tập hợp Q gồm?

A. P = { Huế; Thu; Nương }; Q = { Đào; Mai }

B. P = { Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = { Đào; Mai }

C. P = { Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = { Mai }

D. P = { Huế; Thu; Đào}; Q = { Đào; Mai }

Lời giải:

Tập hợp P gồm các bạn tên Đào; Huế; Nương; Thu

Tập hợp Q gồm các bạn tên Mai; Đào

Nên ta có: P = { Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = { Đào; Mai }

Chọn đáp án B.

Câu 12: Cho hình vẽ sau:

Trắc nghiệm Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Tập hợp C và tập hợp D gồm?

A. C = {102; 106} và D = {20; 101; 102; 106}

B. C = {102; 106} và D = {3; 20; 102; 106}

C. C = {102; 106} và D = {3; 20; 101}

D. C = {102; 106} và D = {3; 20; 101; 102; 106}

Lời giải:

Ta có: C = {102; 106} và D = {3; 20; 101; 102; 106}

Chọn đáp án D.

Câu 13: Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là?

A. N     B. N*     C. {N}     D. Z

Lời giải:

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N

Chọn đáp án A.

Câu 14: Số tự nhiên liền sau số 2018 là

A. 2017     B. 2016     C. 2019     D. 2020

Lời giải:

Số tự nhiên liền sau số 2018 là 2018 + 1 = 2019

Chọn đáp án C.

Câu 15: Số tự nhiên nhỏ nhất là?

A. 1     B. 3     C. 2     D. 0

Lời giải:

Tập hợp các số tự nhiên là N = {0; 1; 2; 3; 4; ....}

Nên số tự nhiên nhỏ nhất là 0.

Chọn đáp án D.

Câu 16: Số tự nhiên liền trước số 1000 là?

A. 999     B. 1001     C. 1002     D. 998

Lời giải:

Số tự nhiên liền trước số 1000 là 1000 - 1 = 999

Chọn đáp án A.

Câu 17: Cho hai số tự nhiên 99; 100. Hãy tìm số tự nhiên a để ba số đó lập thành ba số tự nhiên liên tiếp?

A. 98     B. 97     C. 101     D. Cả A và C

Lời giải:

Số liền trước số 99 là số 98 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 98; 99; 100.

Số liền sau số 100 là số 101 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 99; 100; 101.

Chọn đáp án D.

Câu 18: Thêm số 7 vào đằng trước số tự nhiên có 3 chữ số thì ta được số mới?

A. Hơn số tự nhiên cũ 700 đơn vị.

B. Kém số tự nhiên cũ 700 đơn vị.

C. Hơn số tự nhiên cũ 7000 đơn vị.

D. Kém số tự nhiên cũ 7000 đơn vị.

Lời giải:

Gọi số tự nhiên ban đầu có ba chữ số là abc−−−−−−−−−−

Viết chữ số vào đằng trước số đó ta được số mới là 7abc−−−−−−−−−−

Ta có: 7abc−−−−−−−−−− = 7000 + abc−−−−−−−−−− nên số mới hơn số cũ 7000 đơn vị

Chọn đáp án C.

Câu 19: Với 3 số tự nhiên 0; 1; 3 có thể viết được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?

A. 4     B. 3     C. 5     D. 6

Lời giải:

Có thể lập các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau là: 103; 130; 301; 310

Vậy lập được 4 số có ba chữ số khác nhau.

Chọn đáp án A.

Câu 20: Số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau là?

A. 1234; 9876     B. 1000; 9999     C. 1023; 9876     D. 1234; 9999

Lời giải:

Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023

Số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau là 9876

Chọn đán án C.

Câu 21: Cho các chữ số 3; 1; 8; 0 thì số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau được tạo thành là?

A. 1038     B. 1083     C. 1308     D. 1380

Lời giải:

Số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau được tạo thành là

     + Hàng nghìn là chữ số nhỏ nhất và khác 0 nên chữ số hàng nghìn là 1.

     + Chữ số hàng trăm là số nhỏ nhất trong ba số còn lại nên là 0

     + Hàng chục là chữ số nhỏ nhất trong 2 số còn lại nên là 3

     + Chữ số hàng đơn vị là số còn lại là 8

Vậy số cần tìm là 1038.

Chọn đáp án A.

Câu 22: Đọc các số La mã sau XI; XXII; XIV; LXXXV là?

A. 11; 22; 14; 535     B. 11; 21; 14; 85

C. 11; 22; 16; 75     D. 11; 22; 14; 85

Lời giải:

Các số La Mã XI; XXII; XIV; LXXXV được đọc như sau: 11; 22; 14; 85

Chọn đáp án D.

Câu 23: Thêm số 8 vào sau số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới là

A. Tăng 8 đơn vị số với số tự nhiên cũ.

B. Tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.

C. Tăng gấp 10 lần so với số tự nhiên cũ.

D. Giảm 10 lần và 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.

Lời giải:

Gọi số tự nhiên có ba chữ số ban đầu là abc−−−−−−−−−−

Thêm chữ số 8 vào số tự nhiên ban đầu ta được số mới là abc8−−−−−−−−−−

Ta có: abc8−−−−−−−−−− = abc0−−−−−−−−−− + 8

Nên số tự nhiên mới tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.

Chọn đáp án B.

Câu 24: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Kết luận nào sau đây đúng?

A. A ⊂ B     B. B ⊂ A     C. B ∈ A     D. A ∈ B

Lời giải:

Ta thấy mọi phần tử thuộc tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A

Chọn đáp án B.

Câu 25: Cho tập hợp M = {0; 2; 4; 6; 8}. Kết luận nào sau đây sai?

A. {2; 4} ⊂ M     B. 0 ⊂ M     C. 2 ∈ M     D. 7 ∉ M

Lời giải:

     + Vì các phần tử 2;4 đều thuộc tập hợp M nên {2; 4} ⊂ M hay đáp án A đúng.

     + Nhận thấy 0 ∈ M nên B sai vì nếu viết đúng thì kí hiệu phải: {0} ⊂ M

     + 2 ∈ M nên đáp án C đúng.

     + 7 ∉ M nên đáp án D đúng.

Chọn đáp án B.

Câu 26: Cho tập hợp A = {x ∈ N|2 < x ≤ 7}. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. 7 ∈ A

B. Tập hợp B gồm có 5 phần tử.

C. 2 ∈ A

D. Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 7

Lời giải:

Trong cách viết A = {x ∈ N|2 < x ≤ 7}, ta chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp gồm các phần tử là số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 7

Nên 2 không thuộc tập hợp A.

Chọn đáp án C.

Câu 27: Viết tập hợp con khác tập hợp rỗng của tập hợp A = {3; 5}

A. {3}; {3; 5}     B. {3}; {5}     C. {3; 5}     D. {3}; {5}; {3; 5}

Lời giải:

Ta có các tập hợp con khác tập hợp rỗng của tập hợp A là {3}; {5}; {3; 5}

Chọn đáp án D.

Câu 28: Dùng ba chữ số 0; 4; 6 để viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau. Tập hợp này có bao nhiêu phần tử?

A. 3     B. 4     C. 2     D. 5

Lời giải:

Với ba chữ số 0; 4; 6 có thể lập các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau là 406; 460; 604; 640

Do đó tập hợp cần tìm có 4 phần tử.

Chọn đáp án B.

Câu 29: Cho tập hợp A = {x ∈ N|1990 ≤ x ≤ 2009}. Số phần tử của tập hợp A là?

A. 20     B. 21     C. 19     D. 22

Lời giải:

Các số tự nhiên liên tiếp hơn hém nhau 1 đơn vị

Vì vậy số phần tử của tập hợp A là 2009 - 1990 + 1 = 20.

Chọn đáp án A.

Câu 30: Tập hợp C là số tự nhiên x thỏa mãn x - 10 = 15 có số phần tử là?

A. 4     B. 2     C. 1     D. 3

Lời giải:

Ta có: x - 10 = 15

x = 15 + 10

x = 25

Nên tập hợp C là C = {25}, khi đó tập hợp C có 1 phần tử.

Chọn đáp án C.

Câu 31: Số phần tử của tập hợp P gồm các chữ cái của cụm từ “WORLD CUP”

A. 9     B. 6     C. 8     D. 7

Lời giải:

Tập hợp P cần tìm là P = {W; O; R; L; D; C; U; P}

Tập hợp P gồm 8 phần tử.

Chọn đáp án C.

Câu 32: Cho tập hợp B = {m; n; p; q}. Số tập hợp con có 2 phần tử của tập hợp B là?

A. 4     B. 5     C. 6     D. 7

Lời giải:

Các tập hợp con của tập hợp B có hai phần tử là

{m; n}; {m; p}; {m; q}; {n; p}; {n; q}; {p; q}

Vậy có 6 tập hợp con có 2 phần tử của tập hợp B

Chọn đáp án C.

Câu 33. Tính tổng 1 + 2 + 3 + .... + 2018 bằng?

A. 4074342     B. 2037171     C. 2036162     D. 2035152

Lời giải:

Số các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2018 là: 2018 - 1 + 1 = 2018

Như vậy từ 1 đến 2018 có số các số hạng là 2018.

Tổng 1 + 2 + 3 + .... + 2018 = (1 + 2018).2018 : 2 = 2037171

Chọn đáp án B.

Câu 34. Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1987657.1987655 và B = 1987656.1987656

A. A > B     B. A < B     C. A ≤ B     D. A = B

Lời giải:

Ta có: A = 1987657.1987655 = (1987656 + 1)(1987656 - 1) = 1987656.1987656 - 1

B = 1987656.1987656

Khi đó A < B

Chọn đáp án B.

Câu 35. Tổng 1 + 3 + 5 + 7 + .... + 97 có

A. Số có chữ số tận cùng là 7.

B. Số có chữ số tận cùng là 2.

C. Số có chữ số tận cùng là 3.

D. Số có chữ số tận cùng là 1.

Lời giải:

Số các số tự nhiên lẻ từ 1 đến 97 là (97 - 1):2 + 1 = 49 (số)

Do đó: 1 + 3 + 5 + 7 + .... + 97 = (1 + 97).49:2 = 2401

Tổng là số có chữ số tận cùng là 1

Chọn đáp án D.

Câu 36. Tìm số tự nhiên x thỏa mãn (x - 4).1000 = 0

A. x = 4     B. x = 3     C. x = 0     D. x = 1000

Lời giải:

Ta có: (x - 4).1000 = 0 nên x - 4 = 0 (vì 1000 ≠ 0)

Suy ra ta có: x - 4 = 0 ⇔ x = 4

Chọn đáp án A.

Câu 37. Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn 2018.(x - 2018) = 2018

A. x = 2017     B. x = 2018     C. x = 2019     D. x = 2020

Lời giải:

Ta có: 2018.(x - 2018) = 2018

⇔ x - 2018 = 2018 : 2018

⇔ x - 2018 = 1

⇔ x = 2019

Chọn đáp án C.

Câu 38. Kết quả của phép tính 879.2a + 879.5a + 879.3a là

A. 8790     B. 87900a     C. 8790a     D. 879a

Lời giải:

Ta có: 879.2a + 879.5a + 879.3a = 879.(2a + 3a + 5a)

     = 879.10a = 8790a

Chọn đáp án C.

Câu 39. Tính nhanh 49.15 - 49.5 được kết quả là

A. 490     B. 49     C. 59     D. 4900

Lời giải:

Ta có: 49.15 - 49.5 = 49.(15 - 5)

     = 49.10 = 490

Chọn đáp án A.

Câu 40. Kết quả của phép tính 12.100 + 100.36 - 100.19 là?

A. 29000     B. 3800     C. 290     D. 2900

Lời giải:

Ta có: 12.100 + 100.36 - 100.19 = 100(12 + 36 - 19)

     = 100.29 = 2900

Chọn đáp án D.

Câu 41. Tính (368 + 764) - (363 + 759)

A. 10     B. 5     C. 20     D. 15

Lời giải:

Ta có: (368 + 764) - (363 + 759) = (368 - 363) + (764 - 759)

     = 5 + 5 = 10

Chọn đáp án A.

Câu 42. Thực hiện phép tính (56.35 + 56.18):53 ta được kết quả

A. 12     B. 28     C. 53     D. 56

Lời giải:

Ta có: (56.35 + 56.18):53 = [56.(35 + 18)]:53

     = 56.53:53 = 56

Chọn đáp án D.

Câu 43. Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 24.x - 32.x = 145 - 255:51

A. x = 20     B. x = 30     C. x = 40     D. x = 80

Lời giải:

Ta có: 24.x - 32.x = 145 - 255:51

     ⇔ 16x - 9x = 145 - 5

     ⇔ 7x = 140

     ⇔ x = 20

Chọn đáp án A.

Câu 44. Câu nào dưới đây là đúng khi nào về giá trị của A = 18{420:6 + [150 - (68.2 - 23.5)]}

A. Kết quả có chữ số tận cùng là 3.

B. Kết quả là số lớn hơn 2000.

C. Kết quả là số lớn hơn 3000.

D. Kết quả là số lẻ

Lời giải:

Ta có: A = 18{420:6 + [150 - (68.2 - 23.5)]}

         = 18{420:6 + [150 - (68.2 - 8.5)]}

         = 18{420:6 + [150 - (136 - 40)]}

         = 18{420:6 + [150 - 96]}

         = 18{420:6 + 54} = 18{70 + 54}

         = 18.124 = 2232

Kết quả là số lớn hơn 2000.

Chọn đáp án B.

Câu 45. Thực hiện phép tính (103 + 104 + 1252):53 ta được kết quả?

A. 132     B. 312     C. 213     D. 215

Lời giải:

Ta có: (103 + 104 + 1252):53

     = (1000 + 10000 + 15625):125

     = 26625:125 = 213

Chọn đáp án C.

Câu 46: Trong các số sau, số nào là ước của 12?

A. 5     B. 8     C. 12     D. 24

Lời giải:

Ta có Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Chọn đáp án C.

Câu 47: Tìm tất cả các bội của 3 trong các số sau: 4; 18; 75; 124; 185; 258

A. {4; 75; 124}     B. {18; 124; 258}     C. {75; 124; 258}     D. {18; 75; 258}

Lời giải:

Ta có: 18 ⋮ 3, 75 ⋮ 3, 258 ⋮ 3 nên {18; 75; 258} là bội của 3

Chọn đáp án D.

Câu 48: Tìm x thuộc bội của 9 và x < 63

A. x ∈ {0; 9; 18; 28; 35}     B. x ∈ {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54}

C. x ∈ {9; 18; 27; 36; 45; 55; 63}     D. x ∈ {9; 18; 27; 36; 45; 54; 63}

Lời giải:

Ta có: Trắc nghiệm Ước và bội - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

⇒ x ∈ {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54}

Chọn đáp án B.

Câu 49: Tìm ƯCLN của 15, 45 và 225

A. 18     B. 3     C. 15     D. 5

Lời giải:

Ta có:Trắc nghiệm Ước chung lớn nhất. Bội chung nhỏ nhất - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Vậy ƯCLN(15; 45; 225) = 15

Chọn đáp án C.

Câu 50: Cho a = 32.5.7 và b = 24.3.7. Tìm ƯCLN của a và b

A. ƯCLN(a; b) = 3.7     B. ƯCLN(a; b) = 32.72

C. ƯCLN(a; b) = 24.5     D. ƯCLN(a; b) = 24.32.5.7

Lời giải:

Ta có: a = 32.5.7 và b = 24.3.7 nên ƯCLN(a; b) = 3.7

Chọn đáp án A.

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học