Bài tập Làm quen với số âm lớp 6 (chọn lọc, có đáp án)

Bài viết Làm quen với số âm lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Làm quen với số âm.

Bài tập Làm quen với số âm lớp 6 (chọn lọc, có đáp án)

Câu 1: Điểm gốc trong trục số là điểm nào

A. Điểm 0     B. Điểm 1     C. Điểm 2     D. Điểm -1

Lời giải:

Trong trục số: Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.

Chọn đáp án A.

Câu 2: Điểm -4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị?

A. 7     B. 8     C. 6     D. 9

Lời giải:

    + Điểm -4 cách điểm 0 là 4 đơn vị.

    + Điểm 4 cách điểm 0 là 4 đơn vị.

Vậy điểm 4 cách điểm 4 là 8 đơn vị.

Chọn đáp án B.

Câu 3: Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là?

A. -1     B. 5     C. -1 và 5     D. 1 và 5

Lời giải:

    + Điểm -1 cách điểm 2 là 3 đơn vị.

    + Điểm 5 cách điểm 2 là 3 đơn vị.

Vậy điểm -1 và 5 cách điểm 2 là 3 đơn vị.

Chọn đáp án C.

Câu 4: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là?

A. Chiều âm     B. Chiều dương     C. Chiều thuận     D. Chiều nghịch

Lời giải:

Trong trục số: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên)

Chọn đáp án B.

Câu 5: Trên trục số, những điểm nằm giữa các điểm – 5 và – 2 là:

A. -5; -4; -3; -2

B. -4; -3; -2

C. -5; -4; -3

D. -4; -3

Lời giải:

Những điểm nằm giữa các điểm – 5 và – 2 trên trục số là: - 4; - 3

Chọn đáp án D

Câu 6: Trên trục số, điểm cách điểm -1 ba đơn vị theo chiều dương là:

A. – 4

B. 2

C. – 4 và 2

D. 4

Lời giải:

Trên trục số, các điểm cách -1 ba đơn vị là: - 4 và 2

Tuy nhiên, đề bài hỏi theo chiều dương nên điểm đó là 2

Chọn đáp án B

Câu 7: Trên trục số, điểm nào tạo với hai điểm – 1 và 2 bộ ba số cách đều nhau.

A. – 4

B. 5

C. 0

D. Cả A và B

Lời giải:

Ta có: Hai điểm – 1 và 2 cách nhau ba đơn vị

Vậy để tạo với – 1 và 2 thành bộ ba số cách đều nhau, ta có thể chọn điểm cách điểm – 1 theo chiều âm ba đơn vị hoặc điểm cách điểm 2 theo chiều dương 3 đơn vị

Điểm cách điểm – 1 theo chiều âm ba đơn vị là – 4

Điểm cách điểm 2 theo chiều dương ba đơn vị là 5

Chọn đáp án D

Câu 8: Trong các cặp điểm sau, cặp điểm nào cách đều điểm 1

A. – 4 và 4

B. – 1 và 3

C. – 1 và 0

D. Đáp án khác

Lời giải:

Ta có: điểm – 1 cách điểm 1 hai đơn vị

điểm 3 cách điểm 1 hai đơn vị

Do đó, - 1 và 3 là hai điểm cách đều điểm 1

Chọn đáp án B

Câu 9: Trên trục số, điểm nào tạo với hai điểm – 1 và 3 bộ ba số cách đều nhau.

A. – 5

B. 7

C. 1

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Ta có: Hai điểm – 1 và 3 cách nhau bốn đơn vị

Vậy để tạo với – 1 và 3 thành bộ ba số cách đều nhau, ta có thể chọn điểm cách điểm – 1 theo chiều âm bốn đơn vị hoặc điểm cách điểm 3 theo chiều dương bốn đơn vị. Khi đó, ta được bộ ba số cách đều nhau và khoảng cách giữa hai điểm là bốn đơn vị.

Điểm cách điểm – 1 theo chiều âm bốn đơn vị là – 5

Điểm cách điểm 3 theo chiều dương bốn đơn vị là 7

Hoặc ta cũng có thể chọn điểm 1. Vì điểm – 1 cách điểm 1 hai đơn vị, điểm 1 cách điểm 3 hai đơn vị. Khi đó, ta được bộ ba số cách đều nhau và khoảng cách giữa hai điểm là hai đơn vị.

Chọn đáp án D

Câu 10: Trên trục số, điểm cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều âm là:

A. – 3

B. 3

C. Cả A và B

D. Đáp án khác

Lời giải:

Trên trục số, hai điểm cách điểm 0 ba đơn vị là: - 3 và 3

Tuy nhiên, đề bài hỏi theo chiều âm nên điểm cần tìm là – 3

Chọn đáp án A

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học