Giải Toán 7 trang 16 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 7 trang 16 Tập 2 trong Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch Toán lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 16.

Luyện tập 1 trang 16 Toán 7 Tập 2: Chiều dài và chiều rộng của các hình chữ nhật có cùng diện tích bằng 12 cm2 có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi chiều dài của các hình chữ nhật có cùng diện tích bằng 12 cm2 là a1, a2, a3, … cm.

Gọi chiều rộng của các hình chữ nhật có cùng diện tích bằng 12 cm2 là b1, b2, b3, … cm.

Do diện tích của các hình chữ nhật này đều bằng 12 cm2 nên

a1.b1 = a2.b2 = a3.b3 = … = 12.

Do đó chiều dài và chiều rộng của các hình chữ nhật này là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ là 12.

Vận dụng 1 trang 16 Toán 7 Tập 2:

a) Một cửa hàng bán gạo cần đóng 300 kg gạo thành các túi gạo có khối lượng như nhau. Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau thành số thích hợp.

Một cửa hàng bán gạo cần đóng 300 kg gạo thành các túi gạo có khối lượng như nhau

b) Số túi gạo và số kilôgam gạo trong mỗi túi có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Ta thấy lượng gạo trong mỗi túi nhân với số túi bằng 300 kg gạo.

Do đó lượng gạo trong mỗi túi và số túi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

Khi đó:

Với lượng gạo trong mỗi túi bằng 5 kg thì số túi bằng: 300 : 5 = 60 túi.

Với lượng gạo trong mỗi túi bằng 10 kg thì số túi bằng: 300 : 10 = 30 túi.

Với số túi là 15 thì lượng gạo trong mỗi túi bằng: 300 : 15 = 20 kg.

Với số túi là 12 thì lượng gạo trong mỗi túi bằng: 300 : 12 = 25 kg.

Ta có bảng sau:

Lượng gạo trong mỗi túi

5

10

20

25

Số túi tương ứng

60

30

15

12

b) Số túi gạo và số kilôgam gạo trong mỗi túi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ là 300.

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác