Các số trong phạm vi 100 000 (Tiếp theo) lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Các số trong phạm vi 100 000 (Tiếp theo) lớp 3.

I. Lý thuyết

Các số trong phạm vi 100 000 (Tiếp theo) lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Mười một nghìn hai trăm hai mươi tư

11 224

- Số 11 224 gồm 1 chục nghìn, 1 nghìn, 2 trăm, 2 chục, 4 đơn vị

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

1

1

2

2

4

II. Các dạng bài tập

Dạng 1: Xác định các chữ số trong hàng, viết số, đọc số

- Cho các chữ số trong mỗi hàng: Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị; yêu cầu viết thành số.

- Cách làm:

+ Viết liền các chữ số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải là: Hàng chục nghìn, nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

+ Hàng nào thiếu sẽ được viết bằng chữ số 0.

- Đọc số theo thứ tự lần lượt từ hàng chục nghìn về hàng đơn vị

Ví dụ: Hoàn thành bảng sau:

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

Viết số

Đọc số

3

6

5

2

4

?

?

?

?

?

?

?

27 350

?

Lời giải

* Phân tích

a) + Viết theo thứ tự từ lần lượt từ trái qua phải: từ hàng chục nghìn, đến hàng nghìn, đến hàng trăm, hàng chục rồi cuối cùng là hàng đơn vị

→  Số gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 5 trăm, 2 chục, 4 đơn vị, viết là: 36 524

+ Đọc số lần lượt từ hàng chục nghìn về hàng đơn vị

→ Số 36 524 đọc là Ba mươi sáu nghìn năm trăm hai mươi tư

b) Tương tự, ta có: số 27 350 gồm 2 chục nghìn, 7 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 0 đơn vị.

Đọc là: Hai mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi

* Ta điền vào bảng như sau:

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

Viết số

Đọc số

3

6

5

2

4

36 524

Ba mươi sáu nghìn năm trăm hai mươi tư

2

7

3

5

0

27 350

Hai mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi

Dạng 2: Điền số theo thứ tự.

- Các số liên tiếp cách nhau một đơn vị.

- Số liền trước và liền sau của một số thì lần lượt kém hoặc hơn số đó một đơn vị.

- Các số tròn nghìn, tròn trăm hoặc tròn chục liên tiếp lần lượt hơn kém nhau một nghìn, một trăm hoặc 10 đơn vị.

Ví dụ 1: Hoàn thành dãy số sau:

20 000

30 000

40 000

?

?

70 000

Lời giải

* Phân tích

Dãy số trên được viết theo quy luật: Số đứng sau bằng số đứng trước cộng thêm 10 000

20 000 + 10 000 = 30 000

30 000 + 10 000 = 40 000

40 000 + 10 000 = 50 000

50 000 + 10 000 = 60 000

60 000 + 10 000 = 70 000

Vậy hai số cần điền vào ô trống theo thứ tự lần lượt là 50 000; 60 000

* Ta điền như sau:

20 000

30 000

40 000

50 000

60 000

70 000

Ví dụ 2: Số liền sau của số 99 999 là số nào?

Lời giải

Số liền sau của số 99 999 là số đứng sau số 99 999 và hơn số 99 999 một đơn vị

Số đó là: 99 999 + 1 = 100 000

Vậy số liền sau của số 99 999 là số 100 000

Dạng 3: Viết số thành tổng và ngược lại

Phân tích số có 5 chữ số đã cho thành tổng các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị.

Ví dụ: Phân tích số 54 948 thành tổng các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị

Lời giải

Số 54 948 bao gồm: 5 chục nghìn, 4 nghìn, 9 trăm, 4 chục, 8 đơn vị.

Do đó khi phân tích số 54 948 thàng tổng các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị ta viết như sau:

54 948 = 50 000 + 4 000 + 900 + 40 + 8

Ví dụ 2: Viết các số sau thành tổng các hàng theo mẫu như ví dụ 1:

a) 97 132

b) 18 093

c) 46 000

Lời giải

a) Số 97 132 bao gồm 9 chục nghìn, 7 nghìn, 1 trăm, 3 chục, 2 đơn vị

97 132 = 90 000 + 7 000 + 100 + 30 + 2

b) Số 18 093 bao gồm 1 chục nghìn, 8 nghìn, 9 chục, 3 đơn vị

18 093 = 10 000 + 8 000 + 90 + 3

c) Số 46 000 bao gồm 4 chục nghìn, 6 nghìn

46 000 = 40 000 + 6 000

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác