Giải Toán 10 trang 52 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 10 trang 52 Tập 2 trong Bài 22: Ba đường conic Toán 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 52.

Luyện tập 4 trang 52 Toán 10 Tập 2: Cho hypebol (H): x2144y225=1. Tìm các tiêu điểm và tiêu cự của (H). 

Lời giải:

Ta có: a2 = 144, b2 = 25, nên c = a2+b2=144+25=169=13

Vậy hypebol có hai tiêu điểm là F1(– 13; 0), F2(13; 0) và có tiêu cự 2c = 2 . 13 = 26. 

HĐ5 trang 52 Toán 10 Tập 2: Cho parabol (P): y = 14x2. Xét F(0; 1) và đường thẳng Δ: y + 1 = 0. Với điểm M(x; y) bất kì, chứng minh rằng MF = d(M, Δ) ⇔ M(x; y) thuộc (P).

Lời giải:

Ta có: MF=x2+y12

d(M, ∆) = y+102+12=y+1.

+) Giả sử MF = d(M, ∆), ta cần chứng minh M(x; y) thuộc (P). 

Thật vậy, MF = d(M, ∆)

Bình phương cả hai vế của phương trình trên ta được:

x2 + (y – 1)2 = (y + 1)2 

⇔ x2 – 4y = 0 ⇔ y = 14x2

Vậy M thuộc (P). 

+) Giả sử M(x; y) thuộc (P), ta cần chứng minh MF = d(M, Δ).

M(x; y) thuộc (P) nên y = 14x2 hay x2 = 4y, thay vào biểu thức tính MF ta có: 

MF = x2+y12=4y+y12=4y+y22y+1

=y2+2y+1=y+12=y+1 =d(M, ∆). 

Vậy MF = d(M, Δ).

HĐ6 trang 52 Toán 10 Tập 2: Hoạt động 6 trang 52 SGK Toán lớp 10 Tập 2: Xét (P) là một parabol với tiêu điểm F và đường chuẩn Δ. Gọi p là tham số tiêu của (P) và H là hình chiếu vuông góc của F trên Δ. Chọn hệ trục tọa độ Oxy có gốc O là trung điểm của HF, tia Ox trùng tia OF (H.7.27). 

a) Nêu tọa độ của F và phương trình của ∆. 

b) Giải thích vì sao điểm M(x; y) thuộc (P) khi và chỉ khi 

xp22+y2=x+p2

Xét (P) là một parabol với tiêu điểm F và đường chuẩn Δ

Lời giải:

a) 

+) Khoảng cách từ F đến ∆, chính là FH và chính bằng tham số tiêu của (P) nên HF = p. 

Lại có O là trung điểm của HF nên HO = OF = 12HF=p2

Điểm F thuộc trục Ox và nằm bên phải điểm O và cách O một khoảng bằng OF nên tọa độ của F là Fp2;0

Điểm H thuộc trục Ox và nằm bên trái điểm O và cách O một khoảng bằng OH nên tọa độ của H là H-p2;0

+) Đường thẳng ∆ đi qua điểm H-p2;0 và vuông góc với trục Ox, do đó phương trình của ∆ là x = -P2 hay ∆: x+p2=0

b) Ta có: MF = xp22+y2.

d(M, ∆) = x+p212+0=x+p2.

+) Giả sử M thuộc (P), ta cần chứng minh xp22+y2=x+p2

Thật vậy, vì M thuộc (P) nên MF = d(M, ∆). 

xp22+y2=x+p2

+) Giả sử xp22+y2=x+p2, ta cần chứng minh M thuộc (P). 

Thật vậy, vì xp22+y2=x+p2 nên MF = d(M, ∆). 

Vậy M thuộc (P). 

Lời giải bài tập Toán 10 Bài 22: Ba đường conic hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác