Tích vô hướng của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 11: Tích vô hướng của hai vectơ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.

Lý thuyết Tích vô hướng của hai vectơ

1. Góc giữa hai vectơ

Cho hai vectơ uv khác 0. Từ một điểm A tùy ý, vẽ các vectơ AB=uAC=v. Khi đó, số đo của góc BAC được gọi là số đo góc giữa hai vectơ uv hay đơn giản là góc giữa hai vectơ u, v, kí hiệu là (u, v).

Tích vô hướng của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Chú ý :

+ Quy ước rằng góc giữa hai vectơ u0 có thể nhận một giá trị tùy ý từ 0° đến 180°.

+ Nếu (u, v) = 90° thì ta nói rằng uv vuông góc với nhau. Kí hiệu uv hoặc vu. Đặc biệt được coi là vuông góc với mọi vectơ.

Ví dụ : Cho tam giác ABC vuông tại A và B^=30°. Tính (AB,AC), (CA,CB), (AB,BC).

Hướng dẫn giải

Tích vô hướng của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Ta có (AB,AC) = BAC^=90°.

Tam giác ABC vuông tại A nên ta có .

ACB^+ABC^=90°ACB^=90°ABC^=90°30°=60°

Suy ra: (CA,CB)=ACB^=60°.

Vẽ BD sao cho BD = AB. Khi đó (AB,BC) = (BD,BC) = CBD^.

Mặt khác ABC^+CBD^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra CBD^=180°ABC^=180°30°=150°.

Do đó, (AB,BC) = CBD^ = 150°.

Vậy (AB,AC) = 90°, (CA,CB) = 60°, (AB,BC) = 150°.

2. Tích vô hướng của hai vectơ

Tích vô hướng của hai vectơ khác vectơ-không uv là một số, kí hiệu là u.v, được xác định bởi công thức sau:

u. v = |u|.|v|.cos(u, v)

Chú ý:

+) uvu. v = 0.

+) u. u còn được viết là u2 và được gọi là bình phương vô hướng của vectơ u.

Ta có u2= |u|.|u|.cos0°=u2.

(Bình phương vô hướng của một vectơ bằng bình phương độ dài của vectơ đó.)

Ví dụ: Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 2 và có đường cao AH. Tính các tích vô hướng:

a) AB.AC;

b) AH.BC.

Hướng dẫn giải

Tích vô hướng của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

a) Vì tam giác ABC đều nên (AB,AC)=BAC^=60°.

Suy ra: AB.AC=|AB|.|AC|cos(AB,AC)=2.2.cos60°=2.2.12=2.

Vậy AB.AC = 2.

b) Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH ⊥ BC.

Do đó (AH,BC)=90°.

Ta có: AH.BC=|AH|.|BC|cos(AH,BC)=|AH|.|BC|cos90°=|AH|.|BC|.0=0.

Vậy AH.BC = 0.

3. Biểu thức tọa độ và tính chất của tích vô hướng

• Tích vô hướng của hai vectơ u=(x;y)v=(x';y') được tính theo công thức :

u. v = x.x' + y.y'.

Nhận xét:

+ Hai vectơ uv vuông góc với nhau khi và chỉ khi x.x' + y.y' = 0.

+ Bình phương vô hướng của u=(x;y)u2 = x2 + y2.

+ Nếu u0v0 thì cos(u, v) = u.v|u|.|v|=xx'+yy'x2+y2.x'2+y'2.

Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ cho hai vectơ u=(0;5)v=(3;1) .

a) Tính tích vô hướng của hai vectơ trên.

b) Tìm góc giữa của hai vectơ trên.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: u. v = 0.3 + (–5).1= –5;

Vậy u. v = –5.

b) Ta có |u|=02+(5)2=5; |v|=(3)2+12=2

Suy ra : cos(u, v) = u.v|u|.|v|=55.2=510=12.

Suy ra (u, v) = 120°.

Vậy (u, v) = 120°.

Tính chất của tích vô hướng :

Với ba vectơ u, v, w bất kì và mọi số thực k, ta có :

+) u. v = v. u (tính chất giao hoán);

+) u. (v + w) = u. v + u. w (tính chất phân phối đối với phép cộng) ;

+) (k u). v = k (u. v) = u.( kv).

Chú ý: Từ tính trên, ta có thể chứng minh được :

u. (vw)= u. vu. w (tính chất phân phối đối với phép trừ) ;

(u + v)2 = u2 + 2u. v + v2; (uv)2 = u2 –2u.v + v2;

(u + v).(uv) = u2v2.

Ví dụ: Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng với điểm M tùy ý ta có:

MA.BC+MB.CA+MC.AB=0.

Hướng dẫn giải

Ta có MA.BC=MA.(MCMB)=MA.MCMA.MB;(1)

MB.CA=MB.(MAMC)=MB.MAMB.MC; (2)

MC.AB=MC.(MBMA)=MC.MBMC.MA. (3)

Cộng các kết quả từ (1), (2), (3), ta được: MA.BC+MB.CA+MC.AB=0

Vậy MA.BC+MB.CA+MC.AB=0.

Bài tập Tích vô hướng của hai vectơ

Bài 1: Cho hai vectơ a=(1;2);b=(1;3).

a) Tính tích vô hướng của ab.

b) Tính góc giữa hai vectơ ab .

Hướng dẫn giải

a) Ta có a .b = 1.(–1) + (–2).(–3) = 5.

Vậy a . b = 5.

b) Ta có |a|=12+(2)2=5; |b|=(1)2+(3)2=10.

Khi đó cos(a, b) = a.b|a|.|b|=55.10=12=22.

Suy ra (a, b ) = 45°.

Vậy góc giữa hai vectơ và là 45°.

Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(2; 4) và B(1; 1). Tìm tọa độ của điểm C sao cho tam giác ABC là tam giác vuông cân tại B.

Hướng dẫn giải

Giả sử điểm C cần tìm có tọa độ (x; y). Để tam giác ABC vuông cân tại B ta phải có:

BA.BC=0|BA|=|BC|

Ta có BA=(1;3)BC=(x1;y1).

Khi đó BA.BC=1.(x1)+3(y1)=x+3y4.

|BA|=12+32=10; |BC|=(x1)2+(y1)2

Ta có: BA.BC=0|BA|=|BC|

x+3y4=010=(x1)2+(y1)2

x+3y4=010=(x1)2+(y1)2

x+3y4=010=(x-1)2+(y-1)2

x=43y(3-3y)2+(y-1)2=10x=43y10y220y=0

x=43yy=0y=2x=4y=0x=2y=2

Vậy có hai điểm C và C’ thỏa mãn điều kiện của bài toán: C(4; 0) và C’(–2; 2).

Học tốt Tích vô hướng của hai vectơ

Các bài học để học tốt Tích vô hướng của hai vectơ Toán lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác