Tổng hợp lý thuyết Toán 10 Chương 4 Kết nối tri thức
Với Tổng hợp lý thuyết Toán 10 Chương 4: Vectơ hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.
Lý thuyết tổng hợp Toán 10 Chương 4
1. Khái niệm vectơ
– Vectơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là, trong hai điểm mút của đoạn thẳng, đã chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối.
– Độ dài vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó.
Chú ý:
+ Vectơ có điểm đầu A và điểm cuối B được kí hiệu là , đọc là vectơ AB.
+ Để vẽ một vectơ, ta vẽ đoạn thẳng nối điểm đầu và điểm cuối của nó, rồi đánh dấu mũi tên ở điểm cuối.
+ Vectơ còn được kí hiệu là , , , ,…
+ Độ dài của vectơ , tương ứng được kí hiệu là , .
Ví dụ: Cho hình vuông ABCD với cạnh có độ dài bằng 1. Tính độ dài vectơ , .
Hướng dẫn giải
Vì ABCD là hình vuông nên .
Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác ABD vuông tại A, có các cạnh góc vuông AB = AD = 1.
Ta có: BD2 = AB2 + AD2.
Suy ra: BD2 = 12 + 12 = 2 ⇒ BD = .
Do đó = BD =
Mặt khác Vì ABCD là hình vuông nên hai đường chéo BD và AC bằng nhau.
Vì vậy AC = BD =
Do đó: = AC = ;
Vậy = ; =
2. Hai vectơ cùng phương, cùng hướng, bằng nhau.
+ Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của một vectơ được gọi là giá của vectơ đó.
+ Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau.
+ Đối với hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng.
+ Hai vectơ và được gọi là bằng nhau, kí hiệu là = , nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng.
Ví dụ:
Trong hình trên đường thẳng m đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ , nên đường thẳng m gọi là giá của vectơ .
Tương tự, đường thẳng n là giá của hai vectơ và .
Đường thẳng m và n song song với nhau nên ba vectơ và và là các vectơ cùng phương.
và cùng phương nhưng ngược hướng; và cùng phương vàcùng hướng.
Hai vectơ và cùng hướng, ngoài ra chúng có độ dài bằng nhau nên = .
Chú ý:
+ Ta cũng xét các vectơ điểm đầu và điểm cuối trùng nhau (chẳng hạn , ), gọi là các vectơ–không.
+ Ta quy ước vectơ–không có độ dài bằng 0, cùng hướng (do đó cùng phương) với mọi vectơ.
+ Các vectơ–không có cùng độ dài và cùng hướng nên bằng nhau và được kí hiệu chung là .
+ Với mỗi điểm O và vectơ cho trước, có duy nhất điểm A sao cho .
Nhận xét: Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi và cùng phương.
Chú ý: Ta có thể dùng vectơ để biểu diễn các đại lượng như lực, vận tốc, gia tốc. Hướng của vectơ chỉ hướng của đại lượng, độ dài của vectơ thể hiện cho độ lớn của đại lượng và được lấy tỉ lệ với độ lớn của đại lượng.
Ví dụ: Một vật A thả chìm hoàn toàn dưới đáy một cốc chất lỏng. Khi đó biểu diễn lực đẩy Ác–si–mét và biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật A.
và tác dụng lên vật A theo phương thẳng đứng, hai lực này cùng phương nhưng ngược hướng. Do vật chìm hoàn toàn dưới đáy cốc nên trọng lực có độ lớn lớn hơn lực đẩy Ác–si–mét , cụ thể .
3. Tổng của hai vectơ
– Cho hai vectơ và . Lấy một điểm A tùy ý và vẽ , . Khi đó vectơ được gọi là tổng của hai vectơ và và được kí hiệu là + .
– Phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.
– Quy tắc ba điểm: Với ba điểm bất kì A, B, C, ta có .
– Quy tắc hình bình hành: Nếu ABCD là hình bình hành thì .
– Với ba vectơ; , , tùy ý :
+ Tính chất giao hoán: + = + ;
+ Tính chất kết hợp: ( + ) + = + ( + );
+ Tính chất của vectơ–không: + = + = .
Chú ý: Do các vectơ ( + ) + và + ( + ) bằng nhau, nên ta còn viết chúng dưới dạng + + và gọi là tổng của ba vectơ , , . Tương tự, ta cũng có thể viết tổng của một số vectơ mà không cần dùng dấu ngoặc.
Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 1. Tính độ dài của các vectơ , .
Hướng dẫn giải
Vì ABCD là hình vuông nên ta có .
Khi đó = = .
Suy ra : = .
Mặt khác ABCD là hình vuông có các cạnh bằng 1 nên độ dài đường chéo AC = .
Và = AC, suy ra = .
Do đó = = .
Ta có: = ( + ) + = + = .
Suy ra = .
Vậy = ; = .
4. Hiệu của hai vectơ
– Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ được gọi là vectơ đối của vectơ . Vectơ đối của vectơ kí hiệu là –.
– Vectơ được coi là vectơ đối của chính nó.
– Hai vectơ đối nhau khi và chỉ khi tổng của chúng bằng .
– Vectơ + (–) được gọi là hiệu của hai vectơ và và được kí hiệu là – . Phép lấy hiệu hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ.
– Nếu + = thì – = + (–) = + + (–) = + = .
– Quy tắc hiệu: Với ba điểm O, M, N, ta có .
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD và một điểm O bất kì. Chứng minh rằng .
Hướng dẫn giải
Áp dụng quy tắc hiệu, ta có ; .
Mặt khác, vì ABCD là hình bình hành nên .
Vậy .
Nhận xét: Trong vật lý, trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật đó. Đối với một vật mỏng hình đa giác A1A2…An thì trọng tâm của nó là điểm G thỏa mãn .
Ví dụ:
– Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì
– Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì .
Chú ý:
– Phép cộng tương ứng với các quy tắc tổng hợp lực, tổng hợp vận tốc:
+ Nếu hai lực cùng tác động vào chất điểm A và được biểu diễn bởi các vectơ , thì hợp lực tác động vào A được biểu diễn bởi vectơ + .
+ Nếu một con thuyền di chuyển trên sông với vận tốc riêng (vận tốc so với dòng nước) được biểu diễn bở vectơ và vận tốc của dòng nước (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ thì vận tốc thực tế của thuyền (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ + .
Ví dụ: Con tàu di chuyển từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia với vận tốc riêng không đổi. Vectơ vận tốc thực tế của tàu được biểu thị như sau:
Ta biểu thị hai bờ sông là hai đường thẳng d1, d2 song song với nhau. Giả sử tàu xuất phát từ A và bánh lái luôn giữ để tàu tạo với bờ góc α.
Gọi , lần lượt là vectơ vận tốc riêng của tàu và vận tốc dòng nước.
Khi đó tàu chuyển động với vận tốc thực tế là: .
5. Tích của một vectơ với một số
• Tích của một vectơ với một số thực k > 0 là một vectơ, kí hiệu là k , cùng hướng với vectơ và có độ dài bằng k .
Ví dụ: Cho hình vẽ sau:
– Vectơ cùng hướng với vectơ và =
– Vectơ cùng hướng với vectơ và = .
• Tích của một vectơ với một số thực k < 0 là một vectơ, kí hiệu là k , ngược hướng với vectơ và có độ dài bằng (–k) ||.
Ví dụ: Cho hình sau:
– Vectơ –2 ngược hướng với vectơ và =
– Vectơ ngược hướng với vectơ và = .
Chú ý: Ta quy ước k = nếu = hoặc k = 0.
Nhận xét: Vectơ k có độ dài bằng |k||| và cùng hướng với nếu k ≥ 0, ngược hướng với nếu ≠ và k < 0.
Chú ý: Phép lấy tích của vectơ với một số gọi là phép nhân vectơ với một số (hay phép nhân một số với vectơ).
6. Các tính chất của phép nhân vectơ với một số
Với hai vectơ , và hai số thực k, t, ta luôn có :
+) k(t) = (kt) ;
+) k ( + ) = k + k; k ( – ) = k – k;
+) (k + t) = k + t;
+) 1 = ; (–1) = –.
Nhận xét:
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi .
Điểm G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi .
Ví dụ:
a) Cho đoạn thẳng CD có trung điểm I. Chứng minh với điểm O tùy ý, ta có .
b) Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Chứng minh rằng với điểm O tùy ý, ta có .
Hướng dẫn giải
a) Vì I là trung điểm của CD nên ta có .
Do đó = 2 + ()= 2 + = 2.
Vậy, .
b) Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên: .
Ta có
=
Vậy .
Chú ý : Cho hai vectơ không cùng phương và . Khi đó, mọi vectơ đều biểu thị (phân tích) được một cách duy nhất theo hai vectơ và , nghĩa là có duy nhất cặp số (x; y) sao cho = x + y.
Ví dụ : Cho tam giác ABC. Hãy xác định điểm M để .
Hướng dẫn giải
Để xác định vị trí của M, trước hết ta biểu thị (với gốc A đã biết) theo hai vectơ đã biết .
⇔
⇔
⇔
Lấy điểm E là trung điểm của AB và điểm F thuộc cạnh AC sao cho .
Khi đó và . Vì vậy .
Suy ra M là đỉnh thứ tư của hình bình hành EAFM.
7. Góc giữa hai vectơ
Cho hai vectơ và khác . Từ một điểm A tùy ý, vẽ các vectơ và . Khi đó, số đo của góc BAC được gọi là số đo góc giữa hai vectơ và hay đơn giản là góc giữa hai vectơ , , kí hiệu là (, ).
Chú ý :
+ Quy ước rằng góc giữa hai vectơ và có thể nhận một giá trị tùy ý từ 0° đến 180°.
+ Nếu (, ) = 90° thì ta nói rằng và vuông góc với nhau. Kí hiệu ⊥ hoặc ⊥ . Đặc biệt được coi là vuông góc với mọi vectơ.
Ví dụ : Cho tam giác ABC vuông tại A và . Tính , , .
Hướng dẫn giải
Ta có = .
Tam giác ABC vuông tại A nên ta có .
Suy ra: .
Vẽ sao cho = . Khi đó = = .
Mặt khác (hai góc kề bù)
Suy ra .
Do đó, = = 150°.
Vậy = 90°, = 60°, = 150°.
8. Tích vô hướng của hai vectơ
Tích vô hướng của hai vectơ khác vectơ-không và là một số, kí hiệu là ., được xác định bởi công thức sau:
. = ||.||.cos(, )
Chú ý:
+) ⊥ ⇔ . = 0.
+) . còn được viết là và được gọi là bình phương vô hướng của vectơ .
Ta có .
(Bình phương vô hướng của một vectơ bằng bình phương độ dài của vectơ đó.)
Ví dụ: Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 2 và có đường cao AH. Tính các tích vô hướng:
a) ;
b) .
Hướng dẫn giải
a) Vì tam giác ABC đều nên .
Suy ra: .
Vậy = 2.
b) Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH ⊥ BC.
Do đó .
Ta có: .
Vậy = 0.
9. Biểu thức tọa độ và tính chất của tích vô hướng
• Tích vô hướng của hai vectơ và được tính theo công thức :
. = x.x' + y.y'.
Nhận xét:
+ Hai vectơ và vuông góc với nhau khi và chỉ khi x.x' + y.y' = 0.
+ Bình phương vô hướng của là = x2 + y2.
+ Nếu ≠ và ≠ thì cos(, ) = .
Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ cho hai vectơ và .
a) Tính tích vô hướng của hai vectơ trên.
b) Tìm góc giữa của hai vectơ trên.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: . = 0. + (–5).1= –5;
Vậy . = –5.
b) Ta có ;
Suy ra : cos(, ) = .
Suy ra (, ) = 120°.
Vậy (, ) = 120°.
• Tính chất của tích vô hướng :
Với ba vectơ , , bất kì và mọi số thực k, ta có :
+) . = . (tính chất giao hoán);
+) . ( + ) = . + . (tính chất phân phối đối với phép cộng) ;
+) (k ). = k (. ) = .( k).
Chú ý: Từ tính trên, ta có thể chứng minh được :
. ( – )= . – . (tính chất phân phối đối với phép trừ) ;
( + )2 = + 2. + ; ( – )2 = –2. + ;
( + ).( – ) = – .
Ví dụ: Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng với điểm M tùy ý ta có:
.
Hướng dẫn giải
Ta có (1)
(2)
. (3)
Cộng các kết quả từ (1), (2), (3), ta được:
Vậy .
Bài tập tổng hợp Toán 10 Chương 4
Bài 1: Chứng minh .
Hướng dẫn giải
Giả sử thì .
Ta có .
Do đó .
Vậy .
Bài 2: Cho tam giác ABC. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
a) Tìm hiệu , .
b) Phân tích theo hai vectơ và .
Hướng dẫn giải
a) Ta có (theo quy tắc hiệu).
Do M, P lần lượt là trung điểm của AB và BC nên MP là đường trung bình của tam giác ABC.
Suy ra MP // AC và MP = .
Mặt khác N là trung điểm của AC, nên AN = .
Do đó MP // AN (vì hai đường thẳng AN và AC trùng nhau) và MP = AN.
Suy ra AMPN là hình bình hành.
Vì N là trung điểm của AC nên ta có ;
Do AMPN là hình bình hành nên ;
Do đó .
Suy ra .
Vậy ; .
b) Do AMPN là hình bình hành nên ta có
Suy ra
Vậy .
Bài 3: Hai lực và cùng tác động lên một vật, biết || = 7N, || = 8N. góc tạo bởi hai lực là 60°. Tính độ lớn của hợp lực + .
Hướng dẫn giải:
Đặt ; . Ta vẽ hình bình hành ABCD.
Khi đó + = = (theo quy tắc hình bình hành).
Suy ra: | + |=||
Do ABCD là hình bình hành nên AD // BC.
Suy ra (hai góc trong cùng phía của hai đường thẳng song song).
⇒ .
Mặt khác nên ; .
Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC ta có:
AC2 = AB2 + BC2 – 2.AB.BC.cosB
⇒ AC2 = 72 + 82 – 2.7.8.cos 1200 =169.
⇒ AC = = 13
Suy ra | + | = || = AC = 13
Vậy, | + | = 13 (N).
Bài 4: Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính tích và .
Hướng dẫn giải
Do ABCD là hình vuông nên , .
Ta có: .
Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABC vuông tại B, ta có:
Suy ra AC = a.
Ta có:
Vậy = 0; = a2.
Bài 5: Cho và .
a) Tính tích vô hướng của hai vectơ và .
b) Tính góc giữa hai vectơ và .
Hướng dẫn giải
a) Ta có . = 3 . 4 + (– 4) . 3 = 0.
Vậy . = 0.
b) Ta có: cos(, ) = .
Suy ra (, ) = 90°.
Vậy góc giữa hai vectơ và là 90°.
Học tốt Toán 10 Chương 4
Các bài học để học tốt Chương 4 Toán lớp 10 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Toán 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Toán 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT