Giải Toán 10 trang 65 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Với Giải Toán 10 trang 65 Tập 1 trong Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ Toán 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 65.
Thực hành 4 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1:
a) Tính cos80°43'51"; tan147°12'25''; cot99°9'19".
b) Tìm α (0° ≤ α ≤ 180°), biết cosα = – 0,723.
Lời giải:
Sử dụng máy tính cầm tay ta tính được:
a) cos80°43'51" ≈ 0,161072728
tan147°12'25'' ≈ – 0,644284494
Để tính cot99°9'19" ta tính tan99°9'19" trước.
Ta có: tan99°9'19" ≈ – 6,204869911
Suy ra: cot99°9'19" = ≈ – 0,1611637334.
b) α ≈ 136°18'10".
Bài 1 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Cho biết sin30° = ; sin60° = ; tan45° = 1. Sử dụng mối liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau, phụ nhau để tính giá trị của E = 2cos30° + sin150° + tan135°.
Lời giải:
Ta có E = 2cos30° + sin150° + tan135°
= 2sin(90° – 30°) + sin(180° – 30°) + tan(180° – 45°)
= 2sin60° + sin30° – tan 45° =
Bài 2 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Chứng minh rằng:
a) sin20° = sin160°;
b) cos50° = – cos130°.
Lời giải:
a) Ta có sin20° = sin(180° – 20°) = sin160° (hai góc bù nhau).
Vậy sin20° = sin160°.
b) Ta có: cos50° = – cos(180° – 50°) = – cos130° (hai góc bù nhau).
Vậy cos50° = – cos 130°.
Bài 3 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm α (0° ≤ α ≤ 180°) trong mỗi trường hợp sau:
a) cosα = ;
b) sinα = 0;
c) tanα = 1;
d) cotα không xác định.
Lời giải:
Sử dụng bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt, ta có:
a) cosα = ⇒ α = 135°;
Vậy α = 135°.
b) sinα = 0 ⇒ α = 0° hoặc α = 180°;
Vậy α = 0° hoặc α = 180°.
c) tanα = 1 ⇒ α = 45°;
Vậy α = 45°.
d) cotα không xác định ⇒ sinα = 0 ⇒ α = 0° hoặc α = 180°;
Vậy α = 0° hoặc α = 180°.
Bài 4 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng:
a) sinA = sin(B + C);
b) cosA = – cos(B + C).
Lời giải:
a) Trong tam giác ABC ta có: .
Khi đó sinA = sin(180° – A) = sin(B + C).
Vậy sinA = sin(B + C).
b) cosA = – cos(180° – A) = – cos(B + C).
Vậy cosA = – cos(B + C).
Bài 5 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Chứng minh rằng với mọi góc α (0° ≤ α ≤ 180°), ta đều có:
a) cos2α + sin2α = 1;
b) tanα . cotα = 1 (0° < α < 180°, α ≠ 90°).
c) 1 + tan2α = (α ≠ 90°);
d) 1 + cot2 α = (0° < α < 180°).
Lời giải:
a) Với mỗi góc α (0° ≤ α ≤ 180°), gọi M(x0; y0) là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho .
Gọi P, Q tương ứng là hình chiếu vuông góc của M lên các trục Ox, Oy.
Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác OPM vuông tại P có cạnh huyền OM = 1.
Ta có: OP2 + MP2 = OM2
Mà OP = |x0| ; MP = OQ = y0 và OM = 1
Suy ra : |x0|2 + y02 = 1 tức là x02 + y02 = 1 (vì |x0|2 = x02)
Mặt khác, theo định nghĩa giá trị lượng giác của một góc ta có:
sinα = y0
cosα = x0
Suy ra cos2 α + sin 2 α = x02 + y02 = 1
Vậy sin 2 α + cos2 α = 1.
b) Với mỗi góc α (0° < α < 180°, α ≠ 90°), gọi M(x0; y0) là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho .
Khi đó tanα = ; cotα = ;
Suy ra tanα . cotα = = 1.
Vậy tanα . cotα = 1 (0° < α < 180°, α ≠ 90°).
c) Với α ≠ 90° ; tanα = và x02 + y02 = sin 2α + cos2α = 1 ; cosα = x0 ⇒ cos2α = x02.
Ta có: 1 + tan2α =
Vậy 1 + tan2α = (α ≠ 90°).
d) Với 0° < α < 180° ta có cotα = và sinα = y0 ⇒ sin2 α = y02.
Ta có : 1 + cot2α =
Vậy 1 + cot2 α = (0o < α < 180°).
Bài 6 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Cho góc α với cosα = . Tính giá trị của biểu thức A = 2sin2α + 5cos2α .
Lời giải:
Ta có A = 2sin2α + 5cos2α
= 2sin2α + 2cos2α + 3cos2α
= 2(cos2α + sin2α ) + 3cos2α
= 2 . 1 + 3. = 2 + 3. =
Vậy A =
Bài 7 trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Dùng máy tính cầm tay, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Tính: sin168°45'33"; cos17°22'35"; tan156°26'39"; cot 56°36'42".
b) Tìm α (0° ≤ α ≤ 180°) trong các trường hợp sau:
i) sinα = 0,862;
ii) cosα = – 0,567;
iii) tanα = 0,334.
Lời giải:
a) Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được:
sin168°45'33" ≈ 0,1949334051;
cos17°22'35" ≈ 0,9543634797;
tan156°26'39" ≈ – 0,4359715781;
cot 56°36'42" ≈ 0,6590863967.
b)
i) sinα = 0,862 ⇒ α ≈ 59°32'31".
ii) cosα = – 0,567 ⇒ α ≈ 124°32'29".
iii) tanα = 0,334 ⇒ α ≈ 18°28'10".
Hoạt động khởi động trang 65 Toán lớp 10 Tập 1: Làm thế nào để tính độ dài cạnh chưa biết của hai tam giác dưới đây?
Lời giải:
Quan sát hai tam giác trên, ta thấy tam giác thứ nhất là tam giác vuông nên ta có thể dùng định lí Pythagore để tìm độ dài cạnh chưa biết.
Ta có tam giác ABC vuông tại A nên BC2 = AB2 + AC2 = 42 + 32 = 25 ⇒ BC = 5.
Tam giác thứ hai ta chưa biết cách tìm.
Sau khi học xong bài 2. Định lí côsin và định lí sin ta sẽ giải bài này như sau:
- Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC ta có:
BC2 = AB2 +AC2 – 2.AB.AC.cosA = 42 +32 – 2.4.3.cos90° = 25;
⇒ BC = = 5.
Vậy BC = 5.
- Áp dụng định lí côsin cho tam giác MNP ta có:
NP2 = MN2 + MP2 – 2.MN.MP.cosM = 42 + 32 – 2.4.3.cos60° = 13;
⇒ NP = ≈ 3,6.
Vậy NP ≈ 3,6.
Lời giải bài tập Toán 10 Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST