Tin học lớp 6 Kết nối tri thức Bài 2: Xử lý thông tin

Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 2: Xử lý thông tin sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 6 Bài 2: Xử lý thông tin.

Hoạt động & Câu hỏi

Giải Tin học 6 trang 10

Giải Tin học 6 trang 11

Luyện tập

Vận dụng

Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lý thông tin (hay, chi tiết)

1. Xử lí thông tin

Các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin bao gồm:

- Thu nhận thông tin;

- Lưu trữ thông tin;

- Xử lí thông tin;

- Truyền thông tin.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin | Kết nối tri thức

Hình 1.1. Các hoạt động xử lí thông tin của con người

2. Xử lí thông tin trong máy tính

Máy tính có đủ 4 thành phần thực hiện các hoạt động xử lý thông tin:

- Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy tính,…

- Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in, loa,..

- Bộ xử lí để xử lí thông tin bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra.

- Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...


Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin | Kết nối tri thức

Hình 1.2. Các hoạt động xử lí thông tin của máy tính

Máy tính giúp con người xử lí thông tin hiệu quả, nhanh chóng do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh tính toán chính xác, xử lí thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Xử lý thông tin (có đáp án)

Câu 1: Xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và cho biết bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?

 Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Xử lý thông tin | Kết nối tri thức

A. Thị giác.

B. Vị giác.

C. Cả 2 đáp án đều đúng.

D. Không có đáp án nào đúng.

Trả lời: Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan là: thị giác (mắt): mắt quan sát thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa bóng và khung thành.

Đáp án: A.

Câu 2: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?

A. Làm việc không mệt mỏi.

B. Khả năng tính toán nhanh, chính xác.

C. Khả năng lưu trữ lớn.

D. Tất cả các khả năng trên.

Trả lời: Các khả năng to lớn của máy tính:

- Khả năng tính toán nhanh

- Tính toán với độ chính xác cao

- Khả năng lưu trữ lớn

- Khả năng làm việc không mệt mỏi

- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.

Đáp án: D.

Câu 3: Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

- Thu nhận.

- Xử lí.

- Lưu trữ.

- Truyền.

Khi nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được gọi là thu nhận thông tin.

Đáp án: A.

Câu 4: Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

- Thu nhận.

- Xử lí.

- Lưu trữ.

- Truyền.

=>  Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động XỬ LÍ thông tin.

Đáp án: C.

Câu 5: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động TRUYỀN.

Đáp án: D.

Câu 6: Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

A. Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.

B. Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.

C. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

D. Bạn An tóm tắt câu chuyện.

Trả lời

- Thứ tự thu nhận: bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

- Lưu trữ: bạn An nhớ nội dung câu chuyện. 

- Xử lí: Bạn An tóm tắt câu chuyện.

- Truyền thông tin: Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.  

Đáp án: Ta sắp xếp lại như sau: C - B - D - A.

Câu 7: Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy tính?

A. Bộ nhớ. 

B. Thiết bị lưu trữ.                    

C. Thiết bị vào. 

D. Thiết bị ra.

Trả lời: Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị thiết bị vào.  

Đáp án: C.

Câu 8: Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong bao lâu?

A. Một giây.

B. Một giờ.

C. Một phút.

D. Tất cả đều sai.

Trả lời: Để thực hiện bằng tay phép nhân hai số có 100 chữ số, người bình thường phải mất hàng giờ. Nhưng máy tính chỉ trong chốc lát vì nó có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây.

Đáp án: A.

Câu 9: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính? 

A. Micro.

B. Máy in. 

C. Màn hình. 

D. Loa. 

Trả lời: Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin. Micro là thiết bị ra của máy tính.

Đáp án: A.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?

A. Thực hiện nhanh và chính xác.

B. Suy nghĩ sáng tạo. 

C. Lưu trữ lớn. 

D. Hoạt động bền bỉ. 

Trả lời: Các khả năng to lớn của máy tính:

- Khả năng tính toán nhanh

-Tính toán với độ chính xác cao

- Khả năng lưu trữ lớn

- Khả năng làm việc không mệt mỏi

+ Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.

Đáp án: B.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác