Tin học lớp 6 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán

Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 15: Thuật toán sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 6 Bài 15: Thuật toán.

Hoạt động & Câu hỏi

Giải Tin học 6 trang 64

Luyện tập

Giải Tin học 6 trang 66

Vận dụng

Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Tin học 6 Bài 15: Thuật toán (hay, chi tiết)

1. Thuật toán

- Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.

- Ví dụ: Hướng dẫn gấp hình trò chơi Đông - Tây - Nam- Bắc là một thuật toán.

+ Đầu vào: Tờ giấy hình vuông.

+ Đầu ra: Hình gấp của trò chơi Đông - Tây - Nam- Bắc.

2. Mô tả thuật toán

Có hai cách để mô tả thuật toán:

- Cách 1: Liệt kê các bước bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Ví dụ: Các bước gấp hình trò chơi Đông - Tây - Nam- Bắc.

- Cách 2: Sử dụng sơ đồ khối.

+ Sơ đồ khối của thuật toán là một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường có mũi tên để chỉ hướng thực hiện.

+ Quy ước:

Lý thuyết Tin học 6 Bài 15: Thuật toán | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 15: Thuật toán (có đáp án)

Câu 1: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp” ?

A. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a, b trong lớp.

     Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.

B. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.

      Đầu ra: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b trong lớp.

C. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b ngoài lớp học.

     Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.

D. Tất cả đều sai.

Trả lời: Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp là:

- Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a, b trong lớp.

- Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.

Đáp án: A.

Câu 2: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

A. Sử dụng các biến và dữ liệu.

B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.

C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.

D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.

Trả lời: Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, người ta còn sử dụng sơ đồ khối để mô tả.

Đáp án: C.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.

B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.

C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.

D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.

Trả lời: Mỗi bài toán có nhiểu thuật toán để giải nhưng sẽ tuân theo trình tự của thuật toán xác định. Với mỗi dữ liệu vào luôn có dữ liệu ra tương ứng.

Đáp án: C.

Câu 4: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”.

A. Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm trên giá sách.

     Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

B. Đầu vào: Tác giả cuốn sách cần tìm trên giá sách

     Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách

C. Đầu vào: Giá tiền cuốn sách cần tìm, giá sách

     Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó   trên giá sách

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời: Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?

- Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm, giá sách

- Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

Đáp án: A.

Câu 5: Sơ đồ khối là gì?

A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.

B Một ngôn ngữ lập trình.

C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.

D. Một biểu đồ hình cột.

Trả lời: Sơ đồ khối là một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.

Đáp án: A.

Câu 6: Mục đích của sơ đồ khối là gì?

A. Để mô tả chi tiết một chương trình.

B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán.

C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán.

D. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.

Trả lời: Người ta dùng sơ đồ khối để diễn tả thuật toán nhằm giúp con người dễ dàng hơn trong việc tiếp thu.

Đáp án: C.

Câu 7: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?

A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.

B. Sơ đồ khối dễ vẽ.

C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.

D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.

Trả lời: Sơ đồ khối được quy định theo quy chuẩn quốc tế giúp con người ở bất kì đâu cũng có thể hiểu được ý nghĩa của nó.

Đáp án: A.

Câu 8: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

A. Một bản nhạc hay.

B. Một bức tranh đầy màu sắc.

C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.

D. Một bài thơ lục bát.

Trả lời: Thuật toán giúp người ta giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống theo quy trình rõ ràng.

Đáp án: C.

Câu 9: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:

1. Rửa sạch bàn chải.

2. Súc miệng.

3. Chải răng.

4. Cho kem đánh răng vào bàn chải.

Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện

A. 4 → 3 → 2 →1.

B. 2 → 4 → 3 →1.

C. 1 → 2 → 3 →4.

D. 4 → 1 → 2→3.

Trả lời: Sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện:

- Cho kem đánh răng vào bàn chải.

- Chải răng.

- Súc miệng.

- Rửa sạch bàn chải.

Đáp án: A.

Câu 10: Chương trình Scratch Hình 16 thực hiện thuật toán gì?

 Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 15 (có đáp án): Thuật toán | Kết nối tri thức

A. Chương trình thực hiện thuật toán tính tích hai số.

B. Chương trình thực hiện thuật toán tính tổng hai số.

C. Chương trình thực hiện thuật toán tính thương hai số.

D. Chương trình thực hiện thuật toán tính hiệu hai số.

Trả lời: Chương trình thực hiện thuật toán tính tổng hai số.

Đáp án: B.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác