Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Chủ đề D (có đáp án): Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Với 45 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 6.
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Mặt trái của Internet
Câu 1: Một số bạn bè của em thần tượng một diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu.
Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất? Vì sao?
A. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.
B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.
C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.
D. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.
Trả lời:
- Hiện nay một số người nổi tiếng trên mạng xã hội bởi những thứ văn hóa lệch lạc, dị hợm. Họ trở nên nổi tiếng rất nhanh nhờ có nhiều người hâm mộ mà đa số là những thanh thiếu niên nhẹ dạ, thiếu hiểu biết. Chúng ta cần nhận thức rõ để không bị cuốn theo những trào lưu văn hóa thấp kém, khiến gí trị văn hóa của bản thân mình bị xói mòn, bị tiêm nhiễm những thứ độc hại.
- Lựa chọn D là tốt nhất bởi em sẽ giúp các bạn nhận ra đâu là những thứ văn hóa xấu cần phải tránh xa.
Đáp án: D.
Câu 2: Khi đăng ký một tài khoản sử dụng Email, bạn cần những thông số nào dưới đây:
A. Địa chỉ email + số điện thoại kết nối.
B. Mật khẩu + tên của SMTP server và POP3 server.
C. Tên tài khoản + tên SMTP server và POP3 server.
D. Tất cả các thông số của a, b, c.
Trả lời: Khi đăng ký một tài khoản sử dụng Email, cần có những thông tin sau:
- Địa chỉ email + số điện thoại kết nối.
- Mật khẩu.
- Tên tài khoản.
- Tên của SMTP server và POP3 server.
Đáp án: D.
Câu 3: Trong phần mềm thư điện tử Outlook, ý nghĩa của biểu tượng ″Kẹp giấy″ xuất hiện bên cạnh các email mà bạn nhận được là:
A. Cẩn thận, có virus gắn kèm email đó.
B. Email có thông tin quan trọng.
C. Có tập tin đính kèm thư đó.
D. Bạn bắt buộc phải trả lới email ngay khi đọc.
Trả lời: Trong phần mềm thư điện tử Outlook, ý nghĩa của biểu tượng ″Kẹp giấy″ xuất hiện bên cạnh các email mà bạn nhận có nghĩa là tập tin đính kèm thư đó.
Đáp án: C.
Câu 4: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
B. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.
Trả lời: Không nên chấp nhận kết bạn với một người lạ trên mạng, cũng không nên nhắn tin hay vào xem thông tin bởi nếu họ có ý xấu sẽ làm giả thông tin. Cách tốt nhất là bỏ qua tin nhắn, nếu có băn khoăn gì nên nói với bố mẹ, thầy cô
Đáp án: B.
Câu 5: Một số trình duyệt web phổ biến hiện nay:
A. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word, Excel,…
B. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Netscape Navigator,…
C. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox),Word,…
D. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,…
Trả lời: Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW, truy cập các trang Web và khai thác các tài nguyên trên Internet. Một số trình duyệt Web: Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Netscape Navigator,…
Đáp án: B.
Câu 6: Em nên sử dụng webcam khi nào?
A. Không bao giờ sử dụng webcam.
B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
C. Khi nói chuyện với bất kì ai.
D. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,...
Trả lời: Webcam là một thiết bị hiện đại giúp người sử dụng có thể nhìn thấy người mình đang nói chuyện qua mạng. Em chỉ nên dùng khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực, không nên dùng khi nói chuyện với người lạ vì họ có thể thấy mặt em, nơi em sử dụng mạng, … Những hình ảnh đó có thể bị sử dụng với mục đích xấu
Đáp án: D.
Câu 7: Những hạn chế của mạng xã hội?
A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào những thông tin sai lệch.
B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực.
C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân.
D. Tất cả các phương án trên.
Trả lời:
- Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ cho người sử dụng. Việc để cho người dùng tự do đăng tải các thông tin lên nền tảng mạng xã hội trong khi không có cơ chế xác nhận thông tin là đúng hay sai khiến người sử dụng mạng xã hội có thể tiếp cận với những thông tin xấu, sai lệnh, nguy hiểm, những hình ảnh, video bạo lực nhiều hơn và theo cách không chủ định. Từ đó, người sử dụng mạng xã hội cũng có thể bị lôi kéo tham gia vào những việc làm không đúng.
- Chế độ bảo mật của một số mạng xã hội không tốt nên người dùng có thể bị lộ các thông tin cá nhân. Nếu bị hacker xâm nhập vào tài khoản cá nhân, còn có thể bị chia sẻ những video, ảnh cá nhân mà mình không mong muốn hoặc giả danh để lừa đảo bạn bè trên mạng.
Đáp án: D.
Câu 8: Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?
A. Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
B. Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội.
C. Cài đặt chế độ riêng tư trên mạng xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Trả lời: Mặc dù mạng xã hội có thể mang lại các tác động xấu nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích tích cực mà mạng xã hội mang đến, vì thế, để có thể sử dụng mạng xã hội an toàn, người dùng nên lưu ý tới những biện pháp như sau:
- Cẩn thận trong việc cung cấp thông tin cá nhân trên mạng hội: hạn chế cung cấp các thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, ngày sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân... trên mạng xã hội. Nếu phải cung cấp, hãy để chế độ riêng tư (chỉ mình tôi) đối với những thông tin này.
- Hạn chế kết bạn với người lạ, chỉ nên kết bạn với những người mà đã quen biết, gặp mặt, làm việc ... ngoài đời thực.
- Sau khi sử dụng mạng xã hội ở các thiết bị điện tử không phải của mình, nên đăng xuất tài khoản mạng xã hội
- Nên để chế độ riêng tư (bạn bè) cho các thông tin chia sẻ trên mạng xã hội
- Trước khi chia sẻ trạng thái, hình ảnh, video clip lên mạng xã hội nên suy nghĩ xem các thông tin này có nên chia sẻ không, chia sẻ như thế nào là đủ.
Đáp án: D.
Câu 9: Hoạt động thông tin là:
A. Truyền (trao đổi) thông tin.
B. Tiếp nhận thông tin.
C. Xử lí, lưu trữ thông tin.
D. Tất cả các đáp án trên.
Trả lời: Hoạt động thông tin là:
- Truyền (trao đổi) thông tin.
- Tiếp nhận thông tin.
- Xử lí, lưu trữ thông tin.
Đáp án:D.
Câu 10: Tại sao không nên sao chép một trò chơi CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền.
A. Bởi vì đó là quá trình phức tạp.
B. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền.
C. Bởi vì những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng.
D. Bởi vì máy tính có thể bị hư hại.
Trả lời: Khi sao chép một trò chơi CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền thì bạn sẽ bị vi phạm bản quyền
Đáp án:B.
Câu 11. Em hãy cho biết mỗi câu nói về virus máy tính sau đây câu nào đúng?
A. Virus máy tính có thể lây nhiễm sang người sử dụng máy tính.
B. Virus máy tính là một chương trình phần mềm.
C. Virus máy tính có thể tự lây lan từ máy này sang máy khác qua nhiều con đường khác nhau.
D. Hai máy tính để cạnh nhau sẽ khiến virus lây từ máy này sang máy kia.
E. Đáp án B, C đều đúng.
Trả lời:
- Sai. Virus máy tính là phần mềm nên không thể lây sang cơ thể con người.
- Đúng. Virus máy tính là phần mềm do con người tạo ra.
- Đúng. Virus máy tính lây lan qua nhiều con đường như email, các trang web, thiết bị lưu trữ di động như USB.
- Sai. Virus máy tính là phần mềm, cơ chế lây lan của nó không giống như virus sinh học. Nếu người sr dụng có cài đặt phần mềm chống virus và thao tác một cách có hiểu biết thì sẽ được bảo vệ được máy của mình cho dù các máy bên cạnh đều bị nhiễm virus, ngược lại máy tính của chúng ta có thể bị nhiễm virus qua Internet từ một máy tính ở cách ta rất xa.
Đáp án: E.
Câu 12. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet?
A. Tuấn phát hiện ra rằng các công cụ tìm kiếm và những trang học trực tuyến trên mạng có rất nhiều thông tin, thậm chí có cả bài giải mẫu. Từ đó, mỗi khi gặp một bài tập khó, khi cần nhớ lại một kiến thức đã học thì Tuấn lại lên mạng tìm kiếm đáp án có sẵn thay vì suy nghĩ và cố gắng nhớ lại. Dần dần khả năng độc lập suy nghĩ và trí nhớ của Tuấn bị giảm sút, trong phòng thi Tuấn không làm được bài vì đã quen lệ thuộc vào mạng.
B. Nga không thể rời xa chiếc điện thoại thông minh, thậm chí cả trong lúc đang sạc pin vì bận tán gẫu với bạn bè, người quen trên mạng xã hội. Trong giờ học Nga cũng lén vào mạng. Mất tập trowng tác ung, học hành bê trễ, kết quả giảm sút vì lúc nào Nga cũng ngóng đợi để xem và tương tác với những bình luận, số like (tỏ ý thích và ủng hộ), ảnh hoặc video trên đó.
C. Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ ở lại lớp.
D. Học đòi theo trào lưu, hàng vạn thanh thiếu niên bấm nút like những đoạn video vô văn hóa và bạo lực của T, một kẻ "giang hồ" nổi tiếng trên mạng xã hội. Trước khi bị kết án nhiều năm tù, kênh Youtube của T có hàng triệu lượt đăng kí, trang mạng xã hội Facebook có hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Nhiều học sinh tôn sùng T như thần tượng, học theo những điệu bộ lời nói của T.
E. Tất cả các trường hợp đều đã bị ảnh hưởng bởi những mặt trái, tác hại của Internet.
Trả lời:
Tất cả các trường hợp đều đã bị ảnh hưởng bởi những mặt trái, tác hại của Internet. Cụ thể:
- Tuấn đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo và ghi nhớ do quá ỷ lại vào công cụ tìm kiếm và kho thông tin trên Internet".
- Nga đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành".
- Nam bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành".
- Những thanh thiếu niên nhẹ dạ, hùa theo đám đông trong trường hợp này đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Bị ảnh hưởng bởi những nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục; bị lây nhiễm lối sống thiếu lành mạnh".
Đáp án: E.
Câu 13: Em nhận được email từ một địa chỉ lạ với nội dung: "Qũy khuyến học X tổ chức cuộc thi với phần thưởng là học bổng trị giá... Mời bạn truy cập vào liên kết dưới đây để biết thêm chi tiết về thủ tục dự thi". Em có nên nháy chuột vào liên kết email này cung cấp, sau đó tuân theo các hướng dẫn để nhận được giải thưởng hay không?
A. Nên.
B. Không nên.
Trả lời: Không nên làm như vậy vì đó có thể là email lừa đảo. Nếu cả tin nháy chuột vào liên kết đó, bước tiếp theo kẻ lừa đảo sẽ đưa ra miếng mồi dụ dỗ nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng. Những thông tin này có thể sẽ được kẻ xấu sử dụng để lừa đảo bản thân người đó hoặc bạn bè, người thân của họ. Việc nên làm là xóa ngay email đó đi.
Đáp án: B.
Câu 14: Việc nào dưới đây không bị phê phán?
A. Phát tán các hình ảnh đồi trụy lên mạng.
B. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường.
C. Sao chép phần mềm không có bản quyền.
D. Tự thay đổi mật khẩu cho máy tính cá nhân của mình.
Trả lời: Tự thay đổi mật khẩu cho máy tính cá nhân của mình là hành động nên làm để bảo mật thông tin của mình.
Đáp án: D.
Câu 15: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Trả lời: Tài khoản trên mạng của một người được coi là định danh của người đó trên mạng. Nếu cho người khác mượn mà họ dùng làm việc không đúng pháp luật thì em là người bị ảnh hưởng. Vì vậy tuyệt đối không cho ai mượn tài khoản của mình.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
Câu 1: Những thông tin nào sau đây là thông tin cá nhân của một học sinh?
A. Họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại di động.
B. Tên trường, tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm.
C. Họ tên của bố mẹ, anh chị em, người thân trong gia đình.
D. Sở thích chơi thể thao, sở thích âm nhạc, ảnh chụp.
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Trả lời: Tất cả những thông tin trên đều là thông tin cá nhân của học sinh.
Đáp án: E.
Câu 2: Thảo là bạn của Vân, có lần Vân gửi cho Thảo ảnh chụp thẻ học sinh để nhờ Thảo làm thủ tục đăng kí tham gia Câu lạc bộ Tin học. Sau đó, trong một lần tranh luận trên mạng xã hội về của thẻ căn cước công dân, Thảo đã vô tình đưa tấm ảnh đó lên. Mặc dù ngày hôm sau Thảo đã xóa đi, nhưng một thời gian sau có kẻ sử dụng những thông tin trên thẻ căn cước công dân để mạo danh Vân lừa đảo người thân của cô một số tiền lớn.
Em hãy cho biết mỗi mệnh đề sau đây là đúng?
A. Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép.
B. Vì Vân chủ động gửi bức ảnh cho Thảo nên Thảo có quyền công khai nó.
C. Ảnh chụp không phải là bản gốc, dù có đưa lên mạng cũng không sao.
D. Kẻ mạo danh Vân có tội, Thảo không cố ý nên không có lỗi gì cả.
Trả lời: Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép=> Ảnh chụp thẻ căn cước công dân có nhiều thông tin cá nhân quan trọng như họ tên, ngày sinh, số thẻ căn cước, ảnh chụp chân dung,...
Đáp án: A.
Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.
B. Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu.
C. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.
D. Đáp án A và B đúng.
Trả lời:
- Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.
=> Đúng, bởi vì một khi bị tiết lộ ra thì sẽ bị mạo danh là người quen để bày những trò lừa đảo khác nhau.
- Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu.
=> Đúng vì nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì sẽ bị đánh cắp thông tin của nhiều người một lúc.
- Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.
=> Sai, cả người lớn và học sinh đều được cần bảo vệ thông tin vì chúng ta không biết sẽ có chuyện xấu gì xảy ra đối với thông tin của chúng ta khi bị lộ, chính vì thế, để được an toàn, nên bảo vệ thông tin của cả người lớn và trẻ em.
Đáp án:D.
Câu 4: Các thao tác chính với tệp và thư mục là:
A. Xem, duyệt thông tin về các tệp và thư mục.
B. Tạo mới, xóa, đổi tên.
C. Sao chép, di chuyển.
D. Tất cả đáp án trên.
Trả lời: Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác đối với các thư mục và tệp tin như sau: xem thông tin về các tệp và thư mục, Tạo mới, xóa, đổi tên, sao chép, di chuyển.
Đáp án: D.
Câu 5: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc nào?
A. Hình cây.
B. Hình tròn.
C. Hình vuông.
D. Hình tháp.
Trả lời: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc hình cây, giúp cho việc tìm kiếm và xử lí diễn ra nhanh chóng.
Đáp án: A.
Câu 6: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì?
A. Máy tính hoạt động nhanh hơn.
B. Cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn.
C. Tiết kiệm dung lượng thông tin trên thiết bị lưu trữ.
D. Cả A và C đều đúng.
Trả lời: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn.
Đáp án: B.
Câu 7: Trong bản thông báo danh sách các em thiếu niên tham gia biểu diễn văn nghệ ở địa phương có họ tên phụ huynh, địa chỉ nhà. Theo em điều này có làm lộ thông tin cá nhân hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Trả lời: Không, vì địa phương muốn cập nhật thông tin cá nhân của các em thiếu niên để thuận lợi hơn trong việc quản lý các em khi xảy ra việc không may nào đó trong việc biểu diễn văn nghệ.
Đáp án: B.
Câu 8: Biện pháp dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân?
A. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
B. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
C. Hạn chế đăng nhập ở các máý tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Trả lời: Nên áp dụng những biện pháp dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân:
- Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
- Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
- Hạn chế đăng nhập ở các máý tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
Đáp án: D.
Câu 9: Hoạt động chia sẻ thông tin sau đây an toàn?
A. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
B. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Trả lời:
- Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
=> Hợp pháp vì Nam đã tự nguyện đưa mật khẩu cho Nam mà không bị ai ép buộc.
- Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam.
=> Không hợp pháp vì Minh chưa được sự cho phép của Nam nhưng đã tự ý đưa lên mạng xã hội, điều đó dẫn đến thông tin của Nam và em Nam bị lộ.
Đáp án: A.
Câu 10: Trang báo điện tử bằng tiếng Việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy?
A. Báo điện tử dân trí.
B. Báo điện VN Express.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Trả lời: Trang báo điện tử bằng tiếng Việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy là:
- Báo điện tử dân trí
- Báo điện VN Express
Đáp án:C.
Câu 11. Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?
A. Nguyen_Van_An_2020
B. nguyenvanan1234
C. an123456
D. Nguyen_Van_An
E. Tất cả các đáp án trên đều không đủ mạnh.
Trả lời: Mật khẩu mạnh là mật khẩu mà người khác khó đoán, trong đó không sử dụng những thông tin cá nhân (ví dụ như ngày sinh, họ tên). Vì vậy, mật khẩu 1, 2, 4 đều không mạnh. Mật khẩu 3 cũng không mạnh vì có tên của người dùng và cụm kí tự dễ đoán (1234565).
Đáp án: E.
Câu 12: Hãy chọn đáp án đúng?
A. Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu.
B. Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ "ăn mật khẩu".
C. Khi làm việc trên máy tính không phải của mình, nếu máy tính hỏi "Bạn có muốn lưu mật khẩu không?" chúng ta nên trả lời có.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời:
- Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu để mật khẩu gõ vào không bị phần mềm gõ tiếng Việt tự động chuyển thành những kí tự ngoài ý muốn.
- Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ "ẩn mật khẩu" để mật khẩu không hiển thị lên màn hình, tránh bị những người lạ đứng gần đó đọc được.
- Khi làm việc trên máy tính lạ, nếu lựa chọn lưu mật khẩu vào máy thì lần đăng nhập tiếp theo máy sẽ tự động cung cấp mật khẩu, bất kể người đăng nhập là ai. Như vậy một người khác có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản của chúng ta. Hơn nữa, nếu máy tính đó bị nhiễm virus thì mật khẩu sẽ bị virus khám phá và tự động chuyển cho kẻ xấu.
Đáp án: D.
Câu 13: Trong các việc sau đây, Không nên làm những việc nào để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?
A. Không nên sử dụng mạng xã hội.
B. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).
C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.
Trả lời: Không nên sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp.
Đáp án: A.
Câu 14: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào trong các việc sau đây:
A. Thay đổi mật khẩu hằng ngày.
B. Cài đặt phần mềm diệt virus.
C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).
D. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...
E. Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.
Trả lời: Không nên Thay đổi mật khẩu hằng ngày. Việc này sẽ khiến chúng ta khó quản lí, khó nhớ được mật khẩu.
Đáp án: A.
Câu 15: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Mở video đó và xem.
B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn.
Trả lời: Các nội dung bạo lực bị cấm trên mạng và những người đưa các nội dung này lên mạng hay phát tán nó đều phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ. Em không nên chia sẻ vì sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn và có thể bị xử phạt. Cách tốt nhất là thông báo cho người lớn để họ có phương án xử lí.
Đáp án: B.
....................................
....................................
....................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tin học 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều