Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Chủ đề A (có đáp án): Máy tính và cộng đồng
Với 75 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 6.
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 4: Biểu diễn văn bản trong máy tính
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin
Câu 1: Với mỗi thông tin sau đây:
1. Phòng học lớp em vừa thay bảng mới.
2. Bạn Dũng được tuyên dương trước lớp vì làm việc rất tốt.
3. Ngày mai sẽ có mưa ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam.
4. Vụ lúa mùa này nông dân Nam Bộ thắng lớn.
Em hãy cho biết, thông tin đó có thể nhận được từ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng là:
A. 1-2.
B. 1-2-3.
C. Tất cả đáp án 1-2-3-4 đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Thông tin đó có thể nhận được từ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng là:
- Quan sát trực tiếp hoặc nghe bạn nói.
- Nghe trực tiếp hoặc nghe bạn kể lại.
Đáp án: A.
Câu 2: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?
A. Ăn sáng trước khi đến trường.
B. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
C. Mặc đồng phục.
D. Đi học mang theo áo mưa.
Trả lời: Khi ghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, ta sẽ xử lý thông tin và quyết định đi học mang theo áo mưa (thông tin ra).
Đáp án: D.
Câu 3: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
A. Đi học mang theo áo mưa.
B. Tiếng chim hót.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
Trả lời: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin như tiếng chim hót, tiếng hát, tiếng đàn…
Đáp án: B.
Câu 4: Cho tình huống: "Em thấy quả cam có màu vàng, biết nó sắp chín", em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:
A. Quả cam có màu vàng là kết quả xử lí thông tin.
B. Quả cam có màu vàng là thông tin ra, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.
C. Quả cam có màu vàng là thông tin vào, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.
D. Quả cam sắp chín là thông tin vào.
Trả lời: Câu đúng là: Quả cam có màu vàng là thông tin vào, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.
Đáp án: C.
Câu 5: Buổi tối nghe bố nhắc: "Ngày mai là mồng 2 tháng 9 đấy!", em chuẩn bị sẵn cờ Tổ quốc để mang treo trước cửa nhà sáng sớm hôm sau. Em hãy cho biết thông tin nhận được (đầu vào) là gì?
A. Ngày mai là mồng 2 tháng 9.
B. Ngày mai là Quốc khánh.
C. Treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh”.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Trả lời:
- Thông tin nhận được (đầu vào) là ngày mai là mồng 2 tháng 9.
- Thông tin sau xử lí (đầu ra) là ngày mai là Quốc khánh.
- Những hiểu biết có từ trước đã giúp xử lí thông tin và kết quả xử lí là “Treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh”.
Đáp án: A.
Câu 6: Giải câu đố có thể coi là bài toán xử lí thông tin, cần nhiều hiểu biết từ trước. Khi giải câu đố: "Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?", em đã biết những thông tin gì?
A. Đã biết con có tám cẳng, hai càng.
B. Chỉ bò ngang.
C. Không thấy con nào khác như: gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn,... có những đặc trưng như mô tả trong câu đố.
D. Tất cả đáp án trên.
Trả lời: Câu trả lời là:
- Đã biết con cua có tám cẳng, hai càng chỉ bò ngang.
- Không thấy con nào khác như: gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn,... có những đặc trưng như mô tả trong câu đố.
Câu 7: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy cho biết thông tin em vừa nhận được là gì?
A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp.
B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo).
C. Em đang ngồi trong lớp.
D. Giờ học bắt đầu.
Trả lời:
- Thông tin em vừa nhận được: "thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp".
Đáp án: A.
Câu 8: Em hãy điền thêm vào chỗ chấm (...) trong câu: "Hùng... nên biết rằng quả bóng đá của lớp vừa bị rách." để câu đó trở thành ví dụ minh họa để biết được thông tin qua vật mang tin.
A. Đọc tin Dũng nhắn.
B. Nhìn quả bóng.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Trả lời: Ví dụ minh họa để biết được thông tin qua vật mang tin là:
“Hùng đọc tin Dũng nhắn nên biết rằng quả bóng đá của lớp vừa bị rách.”
Đáp án: A.
Câu 9: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy.
B. Thẻ nhớ.
C. Đĩa CD; DVD.
D. Xô, chậu.
Trả lời: Xô, chậu không phải là vật mang tin.
Đáp án: D.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
A. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.
B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người.
D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
Trả lời: Lợi ích của thông tin là đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
Đáp án: B.
Câu 11: Thông tin có thể giúp cho con người:
A. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
B. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
C. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Trả lời: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về thế giới con người. Thông tin có thể giúp cho con người nắm được quy luật của tự nhiên do đó trở nên mạnh mẽ hơn, hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh, biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội…
Đáp án: D.
Câu 12: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là:
A. Thông tin vào.
B. Thông tin ra.
C. Dữ liệu được lưu trữ.
D. Thông tin máy tính.
Trả lời: Thông tin trước khi xử lý được gọi là thông tin vào, sau khi thông tin được xử lý được gọi là thông tin ra. Vậy dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là thông tin vào.
Đáp án: A.
Câu 13: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?
A. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học.
B. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
C. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp.
D. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu.
Trả lời: Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu, tuy ta biết thức ăn ôi thui nhờ vào thính giác và thị giác nhưng ta không nhìn thấy được các con vi trùng đó. Thông tin này mắt thường không thể tiếp nhận được.
Đáp án: D.
Câu 14: Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì?
A. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được.
B. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
C. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa.
D. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không.
Trả lời: Trước khi sang đường thì người ta cần quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
Đáp án: B.
Câu 15: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
B. Số lượng điểm 10.
C. Số bạn mặc áo xanh.
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Trả lời: Để xếp loại các tổ cuối tuần cần chú ý đến các thông tin như đi muộn, đồng phục, ý thức trong giờ học…
Đáp án: B.
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin
Câu 1: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của:
A. Bộ não máy tính.
B. Các thông tin mà chúng có.
C. Các chương trình do con người lập ra.
D. Phần cứng máy tính.
Trả lời: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình do con người lập ra.
Đáp án: C.
Câu 2: Chương trình máy tính là:
A. Những gì lưu được trong bộ nhớ.
B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
C. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
Đáp án: B.
Câu 3: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là:
A. CPU.
B. Chuột.
C. Modem.
D. Bàn phím.
Trả lời: Chuột là thiết bị vào dùng để nhập dữ liệu. Chuột có chức năng di chuyển con trỏ trên màn hình.
Đáp án: B.
Câu 4: Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu Trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:
- Thu nhận.
- Xử lí.
- Lưu trữ.
- Truyền
→ Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động XỬ LÍ thông tin.
Đáp án: C.
Câu 5: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu Trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Trả lời: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động TRUYỀN.
Đáp án: D.
Câu 6: Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
A. Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
B. Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.
C. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
D. Bạn An tóm tắt câu chuyện.
Trả lời:
- Thứ tự thu nhận: bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
- Lưu trữ: bạn An nhớ nội dung câu chuyện.
- Xử lí: Bạn An tóm tắt câu chuyện.
- Truyền thông tin: Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
Đáp án: Ta sắp xếp lại như sau: C-B-D-A.
Câu 7: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:
A. Bộ nhớ trong của máy tính.
B. Thiết bị trong máy tính.
C. Bộ xử lý trung tâm.
D. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị.
Trả lời: Bộ xử lý trung tâm (CPU) được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Đáp án: C.
Câu 8: Các khối chức năng chính trong khối cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có:
A. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình.
B. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình.
C. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ.
D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; thiết bị vào; thiết bị ra.
Trả lời: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.
Đáp án: D.
Câu 9: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:
A. Nhập → Xử lý → Xuất.
B. Xuất → Nhập → Xử lý.
C. Xử lý → Xuất → Nhập.
D. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý.
Trả lời: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là Nhập (INPUT) → Xử lý và lưu trữ → Xuất (OUTPUT);
Đáp án: A.
Câu 10: Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ nào?
A. TMHL.
B. THNL.
C. HTML.
D. Pascal.
Trả lời: Siêu văn bản là loại văn bản tính hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…và các siêu liên kết tới các siêu văn bản khác. Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language).
Đáp án: C.
Câu 11: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là gì?
A. Bàn phím.
B. CPU.
C. Chuột.
D. Màn hình.
Trả lời: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ, … Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là màn hình.
Đáp án: D.
Câu 12: Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Trả lời: Các thành phần cơ bản của máy tính dùng xử lý thông tin
- CPU (Central Processing Unit) ...
- RAM (Random Access Memory) ...
- Ổ cứng (HDD hoặc SSD) ...
- Bộ nguồn (Power Supply hay PSU) ...
Đáp án: B.
Câu 13: Với tình huống: "Bác sĩ khám bệnh cho em, ghi vào y bạ và trao lại cho mẹ em". Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Bác sĩ lưu trữ thông tin vào y bạ, mẹ em nhận thông tin.
B. Mẹ em lưu trữ thông tin.
C. Bác sĩ nhận thông tin.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời:“Bác sĩ khám bệnh cho em, ghi vào y bạ và trao lại cho mẹ em" là: Bác sĩ lưu trữ thông tin vào y bạ, mẹ em nhận thông tin.
Đáp án: A.
Câu 14: Em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:
A. Các dòng chữ trên trang sách là dữ liệu chữ và số.
B. Hình ảnh in trên báo là dữ liệu hình ảnh.
C. Băng ghi âm chứa dữ liệu âm thanh.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Các câu đúng là:
- Các dòng chữ trên trang sách là dữ liệu chữ và số.
- Hình ảnh in trên báo là dữ liệu hình ảnh.
- Băng ghi âm chứa dữ liệu âm thanh.
Đáp án: D.
Câu 15: Theo mục đích sử dụng, các biển báo giao thông ven đường là vật mang tin để gửi thông tin tới người đi đường. Cho biết bốn biển báo sau:
(Chú ý: Phần màu ghi tương đương màu đỏ ở thực tế)
Em hãy điền vào cội Dạng dữ liệu (biển báo mang dữ liệu chữ và số, hình ảnh hay cả chữ và hình ảnh). Mỗi hàng tương ứng với một biển báo đã cho.
Thông tin |
Dạng dữ liệu |
A. Hãy dừng lại |
|
B. Cấm rẽ trái |
|
C. Cấm đi ngược chiều |
|
D. Hạn chế chiều cao |
|
TRẢ LỜI:
Đáp án:
Thông tin |
Dạng dữ liệu |
A. Hãy dừng lại |
Chữ |
B. Cấm rẽ trái |
Hình ảnh |
C. Cấm đi ngược chiều |
Hình ảnh |
D. Hạn chế chiều cao |
Hình ảnh, chữ và số |
....................................
....................................
....................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tin học 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều