Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

Bài 1. Giải phương trình bậc nhất

Chương trình ở Hình 5.1a được viết để giải phương trình bậc nhất ax + b = 0 với a, b là hai số thực nhập từ bàn phím (a ≠ 0) và nghiệm được thông báo ra màn hình. Tuy nhiên, chương trình đó còn viết thiếu ở những vị trí “…”. Em hãy hoàn thiện chương trình và kiểm thử xem với dữ liệu a = 1 và b = 2, chương trình em vừa hoàn thiện có cho kết quả như Hình 5.1b không

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 1) Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 2)

Hình 5.1a: Chương trình giải phương trình bậc nhất

Hình 5.1b: Kết quả một lần chạy chương trình ở Hình 5.1a

Chương trình sẽ đưa ta màn hình thông tin gì nếu nhập vào giá trị a = 0?

Hướng dẫn:

- Hoàn thiện chương trình:

a = float(input("a = "))

b = float (input("b = "))

print("Nghiệm của phương trình là ", -b/a)

- Chạy thử với a = 1, b = 2:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 3)

- Chương trình hoàn thiện cho kết quả giống

- Nếu nhập a = 0 thì chương trình sẽ đưa ra thông báo lỗi:

ZeroDivisionError: float division by zero

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 4)

Bài 2. An ninh lương thực

Trung bình mỗi người dân cần có a kg gạo để ăn, chế biến và phục vụ chăn nuôi trong một năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, tổng số gạo dự trữ trong các kho của nhà nước chia cho đầu người phải lớn hơn hoặc bằng a kg.

Một nước có số dân là b thì cần dự trữ tốt thiểu bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím hai số a, b và đưa ra màn hình khối lượng gạo tối thiểu cần dự trữ.

Yêu cầu: Cần đưa ra màn hình hướng dẫn nhập dữ liệu và thông báo kết quả bằng tiếng việt có dấu.

Hướng dẫn:

Chương trình:

a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết "))

b = int(input("Nhập số người dân của một nước "))

print("Số gạo cần dự trữ là ", b*a)

Bài 3. Tìm ước chung lớn nhất

Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình ước chung lớn nhất của hai số đó.

Gợi ý: Hãy tìm hiểu một số hàm toán học thường dùng trong Python.

Một số hàm toán học thường dùng

Để hỗ trợ cho người dùng trong các chương trình tính toán, mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cung cấp sẵn nhiều hàm toán học. Các hàm tính toán có sẵn như vậy thường được lưu trữ trong một thư viện thuộc hệ thống lập trình của ngôn ngữ bậc cao đó.

Trong Python, các hàm toán học lưu trữ trong thư việt math. Hình 5.3a nêu một số hàm toán học thường dùng

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 5)

Hình 5.1 Một số hàm toán học thường dùng

Hàm abs() có thể sử dụng trực tiếp. Với các hàm còn lại như ceil(), gcd()…. ta cần đưa vào chương trình câu lệnh import math trước khi gọi hàm lần đầu tiên. Thông thường câu lệnh này được viết ngay ở đầu chương trình (Hình 5.3b)

Lời gọi tới hàm có dạng: math.<tên_hàm>

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 6)

Hình 5.3b: Ví dụ một chương trình sử dụng hàm trong Python

Hướng dẫn:

Chương trình:

import math

a = int(input("Nhập a "))

b = int(input("Nhập b "))

print("Ước chung lớn nhất là ", math.gcd(a, b))

Bài 4: Làm quen với ghi chú thích trong chương trình

Em hãy soạn thảo rồi chạy thử chương trình ở Hình 3 sau đây trong hai trường hợp là có chú thích và không có chú thích. Em có nhận xét gì khi so sánh kết quả thực hiện chương trình trong hai trường hợp nêu trên.

Tìm hiểu về ghi chú thích trong chương trình

Khi soạn thảo chương trình, ngoài các câu lệnh, ngoài các câu lệnh, người lập trình có thể viết thêm các dòng chú thích. Các dòng chú thích không ảnh hưởng đến nội dung chương trình mà chỉ giúp cho người đọc nhanh chóng biết được mục đích của câu lệnh và ý nghĩa của chương trình. Trong Python, thông tin chú thích viết trên một dòng, bắt đầu bằng kí tự #. Nhờ kí tự đánh dấu đó mà máy tính nhận biết được dòng chú thích.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều ài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 7)

Trả lời:

Chương trình có chú thích:

#Giải phương trình bậc hai

import math

a = 1

b = -5

c = 6

x1 = (-b - math.sqrt(b * b - 4 * a * c) / (2 * a))

x2 = -b / a - x1 #Định lí Viet

print(x1)

print(x2)

Chương trình không có chú thích:

import math

a = 1

b = -5

c = 6

x1 = (-b - math.sqrt(b * b - 4 * a * c) / (2 * a))

x2 = -b / a - x1

print(x1)

print(x2)

- Nhận xét: Kết quả của chúng giống nhau.

- Chương trình khi sử dụng chú thích dễ hiểu hơn, giúp cho người đọc theo dõi và hiểu được ý định của người viết.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác