Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.
1. Quá trình giải một bài toán bằng lập trình
- Bài toán tin học thường gắn liền với các vấn đề thực tế trong cuộc sống, được phát biểu dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên.
- Với chương trình vừa viết xong cần phải chạy thử và kiểm tra xem chương trình có lỗi hay không và nếu tìm thấy thì phải sửa tất cả các lỗi tìm được.
- Quá trình giải bài toán bằng lập trình trên máy tính gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định bài toán.
Bước 2. Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu.
Bước 3: Viết chương trình.
Bước 4. Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình.
2. Các bước giải bài toán bằng lập trình
a) Xác định bài toán
- Xác định bài toán cần bỏ qua bối cảnh thực tế nêu trong đề bài, xác định giá trị đã cho và các mối quan hệ giữa chúng.
- Các mối quan hệ này không phụ thuộc vào bản chất vật lí của các đại lượng mà thường biểu diễn được bằng công thức, phương trình, bất phương trình, …
b) Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu
- Tìm thuật toán dựa trên kết quả của xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng với giá trị cần tìm.
- Cùng với việc tìm thuật toán, ta đồng thời phải xác định các cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó.
c) Viết chương trình
Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều được xây dựng trên những yếu tố cơ bản gồm:
- Bảng chữ cái của ngôn ngữ.
- Quy định về cách viết các thành tố như: tên, câu lệnh, biểu thức.
- Loại dữ liệu cơ sở có thể lưu trữ và xử lí.
- Các phép tính và loại câu lệnh có thể thực hiện.
- Các kiểu dữ liệu có cấu trúc.
- Thư viện chương trình con cung cấp sẵn cho người lập trình.
Để viết được chương trình của một ngôn ngữ lập trình bậc cao cần sử dụng được:
- Các lệnh nhập dữ liệu vào và đưa kết quả ra.
- Các kiểu dữ liệu như số nguyên, số thực, xâu kí tự, danh sách, … và cách dùng chúng.
- Các câu lệnh tương ứng thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp của thuật toán.
- Các chương trình con đã cung cấp sẵn trong các thư viện của ngôn ngữ lập trình đó và cách xây dụng chương trình con.
d) Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình
- Việc tìm lỗi, sửa lỗi, điều chỉnh lại chương trình là công việc quan trọng trong các giai đoạn giải bài toán bằng máy tính.
- Lưu ý: Dù việc kiểm thử có làm tốt đến mức độ nào đi nữa thì trong hầu hết các trường hợp ta chỉ có thể khẳng định là chương trình cho kết quả đúng với nhiều bộ dữ liệu khác nhau.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Tin học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 10 Cánh diều
- Giải SBT Tin học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều