Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

Bài 1. Giải phương trình

Chương trình cho trong Hình 11.1 nhằm tạo một bảng chọn việc, để người chạy chương trình chọn cho máy tính giúp giải phương trình bậc nhất hay giải phương trình bậc hai. Em hãy đưa khai báo của các hàm thực hiện hai việc nói trên và các lời gọi chúng vào đúng chỗ trong chương trình. Sau đó hãy chạy thử chương trình với một số dữ liệu đầu vào khác nhau để kiếm thử chương trình.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 1)

Hình 11.1 Chương trình giải phương trình

Hướng dẫn:

Chương trình như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 2)

Các em tự chạy thử với một số dữ liệu đầu vào khác nhau để kiểm thử chương trình.

Bài 2. Thời gian gặp nhau

Hiện tại, anh trai Khánh Nam đang ở thành phố A còn em Sương Mai đang ở thành phố B. Khoảng cách giữa hai thành phố đó là d km. Hai anh em đi ô tô xuất phát cùng một thời điểm từ hai thành phố, ô tô khởi hành đi từ A đi về B với tốc độ không đổi v1 km/h, ô tô khởi hành từ B đi đến A với tốc độ không đổi v2 km/h; trong đó d, v1, v2 là các số thực. Chương trình ở Hình 11.2 khai báo hàm mtime với các tham số d, v1, v2 để xác định thời gian ô tô gặp nhau tính từ lúc xuất phát. Em hãy:

1) Hoàn thiện chương trình ở Hình 11.2a bằng cách bổ sung cho chương trình lời gọi hàm mtime với dữ liệu nhập từ bàn phím

2) Chạy chương trình và chạy thử chương trình với ít nhất hai bộ dữ liệu khác nhau.

Hướng dẫn:

a) Chương trình hoàn thiện như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 3)

b) Chạy thử với 2 bộ dữ liệu vào

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 4)

Bài 3. Thời gian thực hiện chương trình

Hàm time (với lời gọi time() ) trong thư viện time cho biết thời gian thời điểm hiện tại (tính theo giây). Để biết thời gian thực hiện chương trình, người ta ghi nhận thời điểm lúc bắt đầu thực hiện chương trình, thời điểm lúc kết thúc chương trình và đưa ra hiệu các thời điểm đã xác định. Em hãy gắn hàm time từ thư viện time vào một số chương trình đã có của em và đưa ra thời gian thực hiện chương trình.

Hướng dẫn:

- Gắn thư viện time vào chương trình: import time

- Để ghi nhận thời điểm bắt đầu viết câu lệnh đầu tiên là: tb = time . time()

- Cuối chương trình, đưa ra thời gian thực hiện: time . time() – tb

- Để cho đẹp: Nên dùng quy cách %4f để đưa ra thời gian thực hiện chương trình với bốn chữ số ở phần thập phân (Hình 11.3)

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 5)

Hình 11.3 Minh họa cách sử dụng hàm time

Ví dụ 1. Tính thời gian thực hiện n giai thừa, với n nhập từ bàn phím

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 6)

Ví dụ 2. Tính thời gian giải phương trình bậc 2

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện (ảnh 7)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác