Tiếng Việt lớp 5 trang 14 Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) | Tập làm văn lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 trang 14 Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) trang 14 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Bài giảng: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)
Câu 1 (trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 5): Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:
a) Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
b) Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
Trả lời:
a) Kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
b) Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
Câu 2 (trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 5): Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).
Trả lời:
a. Tả một người thân trong gia đình em
- Kết bài không mở rộng
Mẹ là người em yêu thương nhất trên đời. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng và để sau này có thể chăm sóc tốt cho mẹ.
- Kết bài mở rộng.
Em yêu mẹ vô cùng. Tình yêu mà mẹ dành cho con cái luôn âm thầm hi sinh mà lại cao cả lớn lao như vậy đó. Chúng ta hãy luôn nghe lời mẹ nhé các bạn. Bởi vì bất cứ người mẹ nào làm gì đi chăng nữa thì cũng chỉ mong những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình.
b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc gần nhà
- Kết bài không mở rộng:
Em rất yêu quý Hân. Mong rằng tình bạn của chúng em mãi bền vững như thế này.
- Kết bài mở rộng:
Thấy được những hành động, lời nói và hiểu được những suy nghĩ của Hân em lại thầm cảm phục và yêu quý bạn nhiều hơn. Người ta nói bạn bè là một trong năm người thầy đáng quý của mình, em ngẫm nghĩ em càng thấy đúng. Từ ngày chơi với Hân, em không chỉ có thêm một người bạn tốt mà còn có thêm một tấm gương để em nhìn vào đó mà rèn luyện và cố gắng nhiều hơn nữa. Mỗi ngày em luôn tự nhủ phải cùng với Hân chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, mai này sẽ là người công dân có ích cho xã hội.
c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn
- Kết bài không mở rộng
Em rất thích cô Mĩ Tâm. Em mong cô luôn mạnh khỏe tươi trẻ để em có thể được nhìn thấy cô tỏa sáng trên sân khấu lâu thật lâu.
- Kết bài mở rộng:
Cô Mỹ Tâm đã là thần tượng của em từ rất lâu rồi, con người cô đẹp giống như cái tên của cô, em rất yêu quý cô cũng rất cảm phục cô. Mỗi lần nhìn thấy cô say mê hát trên sân khấu, tận tâm khi tham gia những hoạt động thiện nguyện, thật tâm đối xử với mọi người lòng em lại thêm kiên định hơn với ước mơ của mình. Em cũng sẽ học tập thật tốt, chăm chỉ rèn luyện và tu dưỡng đạo được, sau này cũng sẽ trở thành một ca sĩ có tâm, có tài và có tầm giống như cô.
d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích
- Kết bài không mở rộng
Chú Xuân Bắc là nghệ sĩ hài mà em vô cùng yêu thích. Em mong chú luôn mạnh khỏe, vui vẻ để em có thể nhìn thấy chú lâu thật lâu trên những sân khấu như thế này.
- Kết bài mở rộng
Những người nghệ sĩ hài trên sâu khấu vui vẻ, tươi trẻ đem tới niềm vui tới cho mọi người. Ai biết được phía sau sân khấu họ đã phải đổ biết bao giọt mồ hôi, biết bao hạt nước mắt. Em mong không chỉ em mà mọi người cũng sẽ luôn có cái nhìn nhận thật khách quan với những người nghệ sĩ hài nói riêng và nghệ sĩ nói chung. Mong chú Xuân Bắc cũng như các nghệ sĩ khác luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết cho mình để cống hiến nhiều hơn nữa cho nền nghệ thuật nước nhà.
Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 khác:
Trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài và kết bài) (có đáp án)
Câu 1: Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?
A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp về người hay sự vật định tả.
B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.
C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp về người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.
D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp về người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.
Câu 2: Đối với bài văn miêu tả, có mấy kiểu viết kết bài?
A. Có một kiểu, kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
B. Có một kiểu, kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
C. Có hai kiểu. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
D. Có ba kiểu. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. Kết bài tự do, nói một vấn đề không liên quan gì tới những gì đã đề cập phía trước.
Câu 3: Đọc kĩ hai đoạn mở bài sau đây và cho biết đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp?
Câu 4: Dưới đây là hai đoạn mở bài cho đề văn “Tả một người thân trong gia đình em”, con hãy xác định xem đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp.
Câu 5: Đọc đoạn mở bài sau đây và đánh dấu tích vào ô trống trước những nhận định mà con cho là đúng:
“Lòng tôi không bao ước muốn mặt trời lên lúc ấy cũng sẽ ra đi. Hạnh phúc dẫu thật mong manh lòng bình yên tôi ko tiếc nuối….” Em đang ngồi chơi thì chợt nghe thấy một giọng hát trầm ấm, truyền cảm lại rất quen thuộc từ đâu vang lên. Đúng rồi, là ca sĩ Mỹ Tâm. Em nhanh chóng thu dọn đồ chơi và chạy lại bật ti vi lên để coi màn biểu diễn của ca sĩ mà em vô cùng yêu thích.”
☐ Đây là mở bài theo kiểu mở bài gián tiếp.
☐ Đây là mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp.
☐ Đây là mở bài cho đề bài “Tả một ca sĩ đang biểu diễn”
☐ Đây là mở bài cho đề bài “Tả một diễn viên hài đang biểu diễn”
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều