Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 35 trang 167 - Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 8 hay nhất



Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 35 trang 167 - Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 8 hay nhất

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 168 Tiếng Việt lớp 5 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 8.

Câu 1 (trang 168 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.

Trả lời:

Bây giờ, đã nhiều năm trôi qua, nhưng em không thể nào quên được hình ảnh thầy Huy đang đứng trước bảng đen. Đó là thầy giáo lớp Ba của em ngày xưa.

Tuy thầy đã ngoài năm mươi tuổi nhưng thầy luôn tận tụy với nghề dạy học. Em nhớ rất rõ, hôm ấy là giờ Toán. Bài Toán đố thuở ấy, đối với em bây giờ không khó lắm, nhưng không hiểu sao cả lớp đều bí, không làm được. Có lẽ là loại Toán mới gặp lần đầu.

Đề ra xong, cả lớp ngồi cắn viết. Riêng em cứ vờ cắm cúi làm, nhưng thật sự em cũng chẳng tìm được một lời giải nào.

Thấy thế, thầy ra lệnh cho cả lớp ngưng viết và cùng quay nhìn lên bảng. Thầy bắt đầu đọc lại đề Toán, nhắc nhở chúng em từng chi tiết trong bài.

Thầy giảng chầm chậm. Cả lớp im phăng phắc, không ai dám nói chuyện, vì biết tính thầy rất nghiêm. Giọng thầy hơi run vì tuổi già, nhưng rất ấm áp và rõ ràng. Dường như lúc giảng bài thầy quên hết mọi chuyện xung quanh. Có lúc thầy lặp đi iặp lại cận kẽ một vân đề cân thiết hoặc dừng lại, gọi vài học sinh lơ đãng để truy bài.

Giảng đến đâu, thầy dùng thước vẽ hình đến đó thật cẩn thận. Thầy hay dùng phấn màu tô lại những chỗ cần lưu ý chúng em.

Ít ai nghĩ rằng thầy ốm yếu mà có thể giảng bài một cách khỏe khoắn như thế. Lúc bình thường, thầy chỉ nói vừa đủ để cho chúng em nghe thôi.

Nhìn vẻ say sưa giảng bài, em thầm kính phục thầy vô cùng. Vì học trò, cả đời thầy không quản khó nhọc. Sau khi giảng xong, tất cả lớp đều hiểu được bài, thầy mỉm một nụ cười sung sướng. Trên vầng trán hơi nhăn của thầy, lấm tấm những giọt mồ hôi làm ướt mấy sợi tóc đã bạc trắng vì cần lao và năm tháng.

Em kính yêu thầy vô cùng, vì thầy đã dạy dỗ chúng em nên người.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 khác:


Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần Tập làm văn (có đáp án)

Câu 1: Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?

A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp vào người hay sự vật định tả.

B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.

C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.

Câu 2: Đối với bài văn miêu tả, có mấy kiểu viết kết bài?  

A. Có một kiểu, kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.

B. Có một kiểu, kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

C. Có hai kiểu kết bài. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

D. Có ba kiểu. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. Kết bài tự do, nói một vấn đề không có liên quan gì tới những gì đã đề cập phía trước.

Câu 3:  Nêu dàn bài chung cho bài văn miêu tả đồ vật?

b. Thân bài


-Em thấy nó hoặc có nó khi nào?


-Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên).


a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả


-Đồ vật em định tả là gì?


Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..)


-Nêu công dụng của đồ vật


-Cảm nghĩ về đồ vật


c. Kết bài

Câu 4: Trong phần thân bài của bài văn miêu tả đồ vật em phải nêu được những ý gì?

☐ Giới thiệu về đồ vật 

Tả bao quát hình dáng của đồ vật

Tả các bộ phận của đồ vật

Nêu công dụng của đồ vật

Câu 5: Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật?

- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.


C. Kết bài


-Giới thiệu về con vật định tả


-Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào?


B. Thân bài


- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)


A. Mở bài

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


on-tap-cuoi-hoc-ki-2-tuan-35.jsp


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học