Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 35 trang 164 - Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4



Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 35 trang 164 - Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 164 Tiếng Việt lớp 5 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4.

Câu 1 (trang 164 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dưới đây là một câu chuyện em đã học từ lớp 3. Giả sử em là một chữ cái (hoặc một dâu câu) làm thư kí cuộc họp, em hãy viết biên bản cuộc họp ấy :

Cuộc họp của chữ viết

Vừa tan học, các chừ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bấc Chữ A dõng dạc mờ đầu :

- Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này : "Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lâm tâm mồ hôi."

Có tiếng xì xào :

- Thế nghĩa là gì nhỉ?

"Nghĩa là thê này: "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lâm tấm mồ hôi."

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cà là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác Chữ A đề nghị :

- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

Phỏng theo TRẦN NINH HỒ

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

1. Thời gian, địa điểm.

- Thời gian: 16 giờ 30 phút, ngày 18/5/2006.

- Địa điểm: lớp 5C, Trường Tiểu học Hùng Vương.

2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu

3. Chủ tọa, thư kí:

- Chủ tọa: bác Chữ A

- Thư kí: Chữ C

4. Nội dung cuộc họp:

- Bác Chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp — tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất vô nghĩa.

- Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào, chấm chỗ ấy.

- Đề nghị của Bác Chữ A và cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, Anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu vàn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.

- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến cùa chủ tọa.

- Cuộc họp kết thúc vào 17 giờ 30 phút, ngày 18/5/2006.

Người lập biên bản kí        Chủ tọa kí

            Chữ C                         Chữ A

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 khác:


Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần Tập làm văn (có đáp án)

Câu 1: Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?

A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp vào người hay sự vật định tả.

B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.

C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.

Câu 2: Đối với bài văn miêu tả, có mấy kiểu viết kết bài?  

A. Có một kiểu, kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.

B. Có một kiểu, kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

C. Có hai kiểu kết bài. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

D. Có ba kiểu. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. Kết bài tự do, nói một vấn đề không có liên quan gì tới những gì đã đề cập phía trước.

Câu 3:  Nêu dàn bài chung cho bài văn miêu tả đồ vật?

b. Thân bài


-Em thấy nó hoặc có nó khi nào?


-Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên).


a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả


-Đồ vật em định tả là gì?


Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..)


-Nêu công dụng của đồ vật


-Cảm nghĩ về đồ vật


c. Kết bài

Câu 4: Trong phần thân bài của bài văn miêu tả đồ vật em phải nêu được những ý gì?

☐ Giới thiệu về đồ vật 

Tả bao quát hình dáng của đồ vật

Tả các bộ phận của đồ vật

Nêu công dụng của đồ vật

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


on-tap-cuoi-hoc-ki-2-tuan-35.jsp