20 Bài tập trắc nghiệm Thêm trạng ngữ chỉ thời gian - trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu lớp 4 (có đáp án)
Với 19 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian - trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.
Câu 1: Người ta thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trong câu nhằm mục đích gì?
A. Để xác định kết quả của sự việc diễn ra trong câu.
B. Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
C. Để xác định nơi chốn, địa điểm diễn ra sự việc trong câu.
D. Để xác định nguyên nhân diễn ra sự việc trong câu.
Câu 2: Trạng ngữ chỉ thời gian thường trả lời cho những câu hỏi nào?
1. Bao giờ?
2. Khi nào?
3. Ở đâu?
4. Mấy giờ?
5. Vì sao?
Câu 3: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.
Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
Câu 4: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng hồ.
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Câu 5: Thêm các trạng ngữ cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc?
Đến ngày đến tháng
Mùa đông
Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận._____, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm._____, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
Câu 6: Thêm các trạng ngữ cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc?
Có lúc
Giữa lúc gió đang gào thét ấy
Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm.___, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên.
_____chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
Câu 7: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân được thêm vào câu nhằm mục đích gì?
A. Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.
B. Để xác định địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc.
C. Để xác định thời gian diễn ra sự việc.
D. Để cho biết cách thức thực hiện hành động trong câu.
Câu 8: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho những câu hỏi nào?
1. Vì sao?
2. Nhờ đâu?
3. Ở đâu?
4. Khi nào?
Câu 9: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau?
a. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b. Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c. Tại Hoa mà tổ không được khen.
Câu 10: Kéo thả các từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện những câu sau:
Nhờ
Tại vì
Vì
a.___học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b.____bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c.____mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Câu 11: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ chỉ thời gian?
A. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
B. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
C. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
D. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
Câu 12: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
Để làm được bài toán này, em đã nhờ bạn Nam giảng lại lời cô giáo dạy.
A. Thời gian
B. Nơi chốn
C. Mục đích
D. Nguyên nhân
Câu 13: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
Bằng chiếc xe đạp đã cũ, ngày ngày bố chở em tới trường.
A. Thời gian
B. Phương tiện
C. Mục đích
D. Nguyên nhân
Câu 14: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:
Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.
A. Đêm hôm lễ đại khách
B. Từ đó
C. Khi vào làng này
D. Nhân lúc say mà cướp anh đi
Câu 15: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 16: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian để hoàn thành các câu sau:
a. hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
b. đám trẻ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.
c. muôn loài hoa đang nở rộ.
d. từng đàn chim mải miết bay về tổ.
Câu 17: Chọn trạng ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(Khi tôi lớn lên, Mùa xuân, Mùa đông, Đến mùa hạ)
“Với tôi, chỉ riêng cây mít đã đủ là một khu vườn. Ông tôi bảo nó được trồng từ thời cụ tôi. …, cây mít đã cao lừng lững giữa vườn. Thân cây to đến độ phải hai ba đứa trẻ dang tay ôm mới kín. …, lá vàng rụng xuống san sát trên nền đất. …, lá non bắt đầu ra. …, lá mít xanh đen tỏa kín một góc vườn.
Câu 18: Chọn trạng ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(Bên kia đói, Trên đồng, Mùa xuân)
“Mùa xuân đã về trên cánh đồng. …, tiếp với đồng là rừng cây. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xóa. Những bầy ong từ rừng bay xuống đồng như những đám mây mỏng lấp lánh. …, cỏ ống cao lêu đều đong đưa trước gió. Có gà, cỏ mật, cỏ tương tư xanh non. Ban mai nắng dịu, chim hót líu lo. Gió ngào ngạt mùi thơm của mặt và phấn hoa. …, ngày nào cũng là ngày hội.
(Theo Xuân Quỳnh)
Câu 19: Gạch dưới trạng ngữ trong các câu và cho biết trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?
a. “Mùa xuân, lá bằng mới này trông như những ngọn lửa xanh”
b. “Tám giờ tối nay, chúng tôi hẹn nhau đi xem phim.”
c. “Vì mải chơi, Thỏ con quên làm bài tập về nhà.”
d. “Lúc hoàng hôn, Ang-co Vát thật huy hoàng.”
Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:
- Bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ lạc quan
- Bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích
- Bài tập trắc nghiệm Kể chuyện: Khát vọng sống
- Bài tập trắc nghiệm Kể chuyện: Lạc quan - yêu đời
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập miêu tả con vật (mở bài và kết bài)
Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)