Tiếng Việt lớp 4 trang 160 Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu | Luyện từ và câu lớp 4
Tiếng Việt lớp 4 trang 160 Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu trang 160 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.
Bài giảng: Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)
I. Nhận xét
Câu 1 (trang 160 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Trạng ngữ in nghiêng trong câu trả lời câu hỏi gì?
a. Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.
b. Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.
Trả lời:
a) Trạng ngữ "bằng món ăn độc đáo” trong câu a trả lời câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?
b) Trạng ngữ in nghiêng trong câu b: Với một chiếc khăn bình dị trả lời câu hỏi: Với cái gì? Bằng cái gì?
Câu 2 (trang 160 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
Trả lời:
Loại trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho câu ý nghĩa về mặt phương tiện.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 160 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:
a. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
b. Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Trả lời:
Em xác định như sau:
a. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
b. Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Câu 2 (trang 160 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
Trả lời:
Em viết đoạn văn như sau: "Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo thường ra nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng sưởi nắng. Bằng hai chân trước, mèo ta đưa lên miệng liếm liếm, rồi ngồi xổm dậy quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa. Như hai người bạn thân quen, mèo với cún con thường xuyên đùa giỡn với nhau. Chúng chạy khắp sân, trông có vẻ thân thiết với nhau lắm".
Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4:
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34 khác:
Chính tả (Nghe - viết): Nói ngược (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Nghe - viết: Nói ngược
Tập đọc: Ăn "mầm đá" (trang 158 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món "mầm đá"
Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn (trang sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):
Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích (có đáp án)
Câu 1: Trạng ngữ chỉ mục đích được thêm vào trong câu nhằm mục đích gì?
A. Xác định địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.
B. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu
C. Nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu.
D. Chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự việc trong câu.
Câu 2: Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào?
1. Khi nào?
2. Nhờ đâu?
3. Để làm gì?
4. Nhằm mục đích gì
5. Ở đâu?
6. Vì cái gì?
Câu 3: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu sau:
a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b. Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường // đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Câu 4: Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:
Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, …..
Cụm chủ - vị có thể điền vào chỗ trống đó là:
A. Chuột thường thức cả đêm, đến sáng mới bắt đầu ngủ.
B. Chuột thường nhổ răng mình rồi cắm lại chiếc răng đó cho con của mình.
C. Chuột thường nhổ răng rồi tha răng của chính mình lên mái nhà.
D. Chuột thường gặm các đồ vật cứng.
Câu 5: Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:
Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mồm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn,….. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách kiếm thức ăn của lợn rừng.
Cụm chủ - vị có thể điền vào chỗ trống là:
A. Chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó để dũi đất.
B. Chúng thường ngửi để đánh hơi thấy đồ ăn.
C. Chúng thường nằm dài một chỗ rồi kêu lớn đợi người mang thức ăn tới.
D. Chúng thường nũng nịu mẹ để nhận được thức ăn.
Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)