Viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 28, 29 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 28, 29 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

Câu 1 (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Bé Bông thật dễ thương. Khuôn mặt em bầu bĩnh, hai má phúng phính, căng mịn khiến ai nhìn cũng muốn nựng. Đôi mắt tròn xoe, lúc nào cũng long lanh. Môi em đỏ hồng, chúm chím như nụ hoa đào. Mái tóc mềm, đen nhánh được tết thành hai bím nhỏ, lắc lư theo nhịp bước. Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê.

Lâm Anh

Viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 28, 29 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

– Tác giả tả những đặc điểm nào của bé Bông?

– Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều gì?

b. Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Theo Mác-xim Go-rơ-ki

Viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 28, 29 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

– Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và khi bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

– Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

– Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào?

– Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?

Trả lời:

a. 

- Tác giả tả những đặc điểm của bé Bông là: Khuôn mặt, đôi mắt, môi, mái tóc, làn da.

- Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:

+ Khuôn mặt: "bầu bĩnh", "hai má phúng phính, căng mịn".

+ Đôi mắt: "tròn xoe", "lúc nào cũng long lanh".

+ Môi: "đỏ hồng", "chúm chím như nụ hoa đào".

+ Mái tóc: "mềm, đen nhánh", "được tết thành hai bím nhỏ".

+ Làn da: "trắng hồng".

- Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều:

+ Câu mở đầu: "Bé Bông thật dễ thương." khẳng định bé Bông là một em bé dễ thương.

+ Câu cuối: "Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê." so sánh bé Bông với một em búp bê xinh xắn.

b.

* Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình của bà:

- Khi bà chải tóc:

+ Tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.

- Khi bà cười:

+ Mắt: hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ảnh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.

+ Khuôn mặt: mặc dù trên đôi má ngắm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

* Giọng nói của bà: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.

* Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà thể hiện qua lời tả: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.

* Cách viết bài văn tả người:

- Quan sát tỉ mỉ, miêu tả cụ thể các đặc điểm ngoại hình, tính cách, giọng nói, hành động của người được tả.

- Sử dụng các từ ngữ miêu tả, so sánh, ẩn dụ,...

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với người được tả.

Câu 2 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em.

Lưu ý:

– Nếu viết đoạn văn tả ngoại hình, em cần chọn tả những đặc điểm nổi bật làm nên nét riêng của người thần.

– Nếu viết đoạn văn tả tính tỉnh, hoạt động, em cần chọn tả đặc điểm thể hiện tình cảm, sự quan tâm, gắn bó của người thân đối với em.

– Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc giữa em và người thân.

Trả lời:

Mẹ em là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong cuộc đời em. Mẹ năm nay đã ngoài 40 tuổi, nhưng trông mẹ vẫn còn rất trẻ. Dáng người mẹ thon thả, cao cao. Mái tóc mẹ dài mượt, đen óng ả, luôn được mẹ búi gọn gàng sau gáy. Khuôn mặt mẹ hiền hậu với đôi mắt ấm áp, trìu mến. Làn da mẹ trắng mịn, hồng hào. Mỗi khi mẹ cười, nụ cười rạng rỡ của mẹ như xua tan đi mọi muộn phiền, lo âu.

Mẹ là người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Mẹ quán xuyến mọi việc trong gia đình từ việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đến việc chăm sóc em và bố. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh chua cá lóc do mẹ nấu. Mẹ cũng rất hay quan tâm, chăm sóc em. Mỗi khi em ốm, mẹ luôn thức suốt đêm để trông nom, lo lắng cho em. Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc sống.Em yêu mẹ em rất nhiều. Em mong mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.

Câu 3 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn đã viết:

Sắp xếp ý

Dùng từ

Viết câu

Chính tả

?

Trả lời:

Em đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn đã viết dựa vào gợi ý.

* Vận dụng

Câu 1 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm một thành ngữ phù hợp với nội dung bài đọc “Bầy chim mùa xuân”.

Trả lời:

“Chim đến mùa xuân hoa đến mùa nở”

Câu 2 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nếu cách hiểu của em về thành ngữ tìm được.

Trả lời:

- Sự xuất hiện của bầy chim báo hiệu mùa xuân đã đến: Mọi thứ trong thiên nhiên bắt đầu sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác