Ôn tập cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài Ôn tập cuối học kì 2.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 1

Câu 1 (Trang 140 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bốc thăm, đọc thành tiếng và trà lời câu hỏi:

Tạm biệt lớp Năm

Cũng là nắng của tháng Năm

Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng

Rộn ràng trong tiếng ve ran

Làm xao động đến muôn văn lá xanh.

 

Mới ngày nào, mắt long lanh

Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui

Em vào lớp Một, chao ôi!

Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.

 

Cô thầy dìu dắt cho em

Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân

Năm năm, xa đã hoá gần

Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.

 

Lớp Năm ơi! Lớp Năm ơi!

Bảng đen còn đó, nụ cười còn đầy

Bầu trời vẫn biếc màu mây

Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.

Mai vào lớp Sáu, nhớ không ?

Mái trường tiểu học ở trong tim mình.

Nguyễn Lãm Thắng

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 1 trang 140, 141 lớp 5 Chân trời sáng tạo

Ý 1 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ đầu đến “đã thành anh hết rồi” và trả lời câu hỏi:

Cảnh vật vào tháng Năm được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời:

Trong đoạn văn, cảnh vật vào tháng Năm được tả bằng những từ ngữ và hình ảnh như: "nắng của tháng Năm", "hoa phượng đỏ sân nắng vàng", "tiếng ve ran", "muôn văn lá xanh". Đây là những hình ảnh rất sống động và màu sắc, tạo ra bức tranh về cảnh vật mùa hè rực rỡ và năng động.

Ý 2 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ đầu đến “đã thành anh hết rồi” và trả lời câu hỏi:

Bạn nhỏ nhớ lại những gì trong ngày đầu vào lớp Một? Vì sao?

Trả lời:

Trong ngày đầu vào lớp Một, bạn nhỏ nhớ lại sự bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới, có thể cảm nhận được sự hồi hộp và phấn khích trong việc khám phá và làm quen với môi trường học tập mới.

Ý 3 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ "Mới ngày nào" đến hết và trả lời câu hỏi:

Theo em, vì sao bạn nhỏ nói: “Năm năm, xa đã hoà gần/ Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.”

Trả lời:

Bạn nhỏ nói "Năm năm, xa đã hoá gần/ Đã thành chị, đã thành anh hết rồi" để thể hiện sự thay đổi và phát triển của bản thân sau năm tháng học tập. Trải qua những năm học, bạn đã trưởng thành và tự tin hơn, từ một đứa trẻ nhỏ đã trở thành một "chị" hoặc "anh".

Ý 4 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ "Mới ngày nào" đến hết và trả lời câu hỏi:

Khi vào lớp Sáu, bạn nhỏ sẽ nhớ những gì ở trường tiểu học? Vì sao?

Trả lời:

Khi vào lớp Sáu, bạn nhỏ sẽ nhớ về mái trường tiểu học và những kỷ niệm đẹp của mình. Đó có thể là những ngày học vui vẻ, những buổi ra sân chơi cùng bạn bè, hoặc thậm chí là những bài học quý giá từ thầy cô. Môi trường tiểu học là nơi bạn đã trải qua nhiều kỷ niệm đáng nhớ và có ý nghĩa trong cuộc sống của mình.

Câu 2 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2):  Trao đổi với bạn:

a. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc gợi ra từ bài thơ.

b. Cảm xúc của bạn nhỏ thay đổi như thế nào trong ngày đầu vào lớp Một và ngày chia tay lớp Năm?

Trả lời

a. Những âm thanh như tiếng ve, tiếng cười của bạn bè, tiếng chân bước trên hành lang trường học. Hình ảnh của bài thơ là những cảnh hoàng hôn với ánh nắng vàng, hoa phượng đỏ rực rỡ, bầu trời xanh biếc và nụ cười trên gương mặt các bạn bè.

b. Trong ngày đầu vào lớp Một, bạn nhỉ cảm nhận được sự hồn nhiên, hứng khởi nhưng cũng có chút bỡ ngỡ và lo lắng về điều mới mẻ. Còn ngày chia tay lớp Năm, có thể cảm thấy xúc động, buồn bã vì phải xa bạn bè, cô giáo và những kỷ niệm đẹp đã trải qua trong suốt thời gian ở lớp Năm.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 2

Câu 1 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ trong đoạn thơ sau:

Vàng rực, vàng thơm, vàng óng, vàng mượt

Gà con □ lông tơ

Hoa cải □ đón chờ đàn ong

Kén tằm □ đầu nong

Tới mùa lúa chín cánh đồng □.

Theo Mai Đình Phẩm

Trả lời:

Gà con vàng óng lông tơ

Hoa cải vàng thơm đón chờ đàn ong

Kén tằm vàng óng đầu nong

Tới mùa lúa chín cánh đồng vàng rực.

Câu 2 (Trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Hồ Chí Minh

a. Từ xuân" trong dòng thơ nào mang nghĩa gốc, từ "xuân" trong dòng thơ nào mang nghĩa chuyển?

b. Tìm thêm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ "xuân".

c. Đặt một câu với từ "xuân" mang nghĩa gốc, một câu với từ "xuân” mang nghĩa chuyển.

Trả lời

a. Trong câu thơ "Mùa xuân là Tết trồng cây", từ "xuân" mang nghĩa gốc. Trong câu thơ "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", từ "xuân" mang nghĩa chuyển, chỉ sự phát triển, tiến bộ của đất nước.

b. Một vài nghĩa chuyển của từ "xuân" có thể là: sự phát triển, sự tiến bộ, sự thịnh vượng, sự mới mẻ, sự tươi trẻ.

c. Câu với từ "xuân" mang nghĩa gốc: Trong mùa xuân, hoa anh đào nở rộ trên khắp đất nước.

Câu với từ "xuân" mang nghĩa chuyển: Sự phát triển kinh tế làm cho đất nước ngày càng xuân.

Câu 3 (Trang 142 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a.Ngày mai, muôn điều mới lạ

Viết từ thơ ấu ngọt ngào

Viết từ lời thầy nhắn nhủ

Với bao kì vọng, tin yêu.

Vũ Nguyệt Anh

b.       Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rãi theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Theo Ma Văn Kháng

Trả lời

a.

- Điệp ngữ: Viết từ….

=> Tác dụng:

- Nhấn mạnh muôn điều mới lạ bắt đầu từ hôm nay. Vì vậy chúng mình cần trân trọng hiện tại, trân trọng tuổi thơ, chăm chỉ học bài.

- Làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ.

b.

- Điệp từ: thơm:

=> Tác dụng:

+ Nhấn mạnh hương thơm của rất nhiều sự vật, khiến hương thơm trở nên lan tỏa, nồng nàn hơn.

+ Làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 3

Câu 1 (Trang 142 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thực hiện yêu cầu:

a. Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

(ngoài ra, đây, khỉ, bữa tiệc)

Lễ hội búp-phê cho khỉ được tổ chức vào tháng 11 hằng năm tại Lóp-bu-ri, Thái Lan. Hàng trăm chú □ được đưa tới tham dự bữa tiệc Búp-phê khổng lồ với rất nhiều món ăn như xúc xích nướng, kem đá, trái cây tươi, hạt dẻ,… □ còn có cả bánh kem, kẹo, sô-đa và nước hoa quả. □ cũng là dịp để người dân Thái Lan tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến □ như nhảy với khỉ, tình diễn trang phục kèm mặt nạ khỉ. □, họ còn sử dụng những tượng gỗ hình khỉ để trang trí.

b. Cho biết các cách liên kết câu đã được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời

a.

Lễ hội búp-phê cho khỉ được tổ chức vào tháng 11 hằng năm tại Lóp-bu-ri, Thái Lan. Hàng trăm chú khỉ được đưa tới tham dự bữa tiệc Búp-phê khổng lồ với rất nhiều món ăn như xúc xích nướng, kem đá, trái cây tươi, hạt dẻ,… Bữa tiệc còn có cả bánh kem, kẹo, sô-đa và nước hoa quả. Đây cũng là dịp để người dân Thái Lan tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến khỉ như nhảy với khỉ, tình diễn trang phục kèm mặt nạ khỉ. Ngoài ra, họ còn sử dụng những tượng gỗ hình khỉ để trang trí.

b. Cách liên kết câu đã được sử dụng trong đoạn văn:

- Sử dụng từ nối.

- Lặp từ ngữ.

- Thay thế từ ngữ.

Câu 2 (Trang 142 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép bằng ba cách:

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 3 trang 142, 143 lớp 5 Chân trời sáng tạo

a. Trời nắng. Hoa giấy nở rực rỡ.

b. Gió thổi mạnh. Lá cây rụng nhiều.

Trả lời

a. Trời nắng, hoa giấy nở rực rỡ.

b. Vì gió thổi mạnh nên lá cây rụng nhiều.

Câu 3 (Trang 142 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dựa vào kết từ hoặc cặp từ hô ứng gợi ý, đặt câu nói về nội dung của mỗi tranh sau:

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 3 trang 142, 143 lớp 5 Chân trời sáng tạo

Trả lời

- Bố và em cùng đạp xe.

- Các bạn nữ đang nhảy dây còn các bạn nam thì đá cầu.

- Trời càng nắng, hoa nở càng rực rỡ.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4

Đề bài (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã học ở lớp Năm.

Gợi ý:

Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4 trang 143 lớp 5 Chân trời sáng tạo

Các câu tiếp theo: Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

- Về nội dung :

+ Chọn được người, vật, việc ... phù hợp để dẫn vào câu chuyện.

+ Có nhiều tình tiết mới mẻ, tạo được sự bất ngờ.

+?

- Về nghệ thuật:

+ Chọn được từ ngữ phù hợp để tả ngoại hình, tinh cách,... nhân vật.

+ Cách viết lời nhân vật hấp dẫn.

+ ?

Câu kết thúc: Khẳng định ý nghĩa hoặc chia sẻ những suy nghĩ, mong muốn gợi ra từ câu chuyện.

Trả lời

Câu chuyện về ông Trạng Nồi mang đến cho em một cảm giác ấm áp và lòng biết ơn sâu sắc đối với lòng hiếu học và lòng biết ơn của một người.

Câu chuyện kể chuỵen quan trạng Nồi. Vì ôn thi miệt mài, hằng ngày ông mượn nồi của hàng xóm để vét cơm cháy ăn. Sau khi trở thành trạng nguyên, ông xin nhà vua một chiếc nồi nhỏ để quay lại cảm ơn người hàng xóm. Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng. Từ đó yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.

 Qua câu chuyện này, em nhận ra sức mạnh của lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với người khác, cũng như tầm quan trọng của việc giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong cuộc sống.

Em rất ấn tượng với ông Trạng Nồi, người đã dành thời gian và công sức để học hỏi và phát triển bản thân, đồng thời không quên lòng biết ơn và sẵn sàng trả ơn khi đã thành công. Câu chuyện này đã làm cho em nhớ rằng, dù thành công hay thất bại, việc giữ vững phẩm chất tốt là quan trọng nhất.

Em tin rằng, thông qua câu chuyện về ông Trạng Nồi, chúng ta có thể học được nhiều bài học quý giá về lòng biết ơn, tôn trọng và sự đồng cảm với người khác, giúp chúng ta trở thành những con người tốt hơn và xây dựng một cộng đồng xã hội hòa bình và phồn thịnh hơn.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 5

Đề bài (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết bài văn tả một người làm việc ở trường (bác bảo vệ, cô thủ thư,...) mà em quý mến.

Gợi ý:

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 5 trang 143, 144 lớp 5 Chân trời sáng tạo

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 5 trang 143, 144 lớp 5 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ. Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.

Chú Bảo là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng chú vẫn mạnh khỏe. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng, lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường. Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền lún sâu ở phần má. Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản, mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định. Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua, những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì.

Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu. Chú Bảo rất thân thiện và yêu mến học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác