Bài 4: Vịnh Hạ Long - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Vịnh Hạ Long sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 4.
Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Vịnh Hạ Long - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)
Đọc: Vịnh Hạ Long
Nội dung chính Vịnh Hạ Long:
Bài đọc giới thiệu về Vinh Hạ Long. Vịnh Hạ Long có bốn mùa mang trên mình một màu xanh nhưng mỗi mùa lại có một nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
* Khởi động
Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thi kể tên bãi biển, hòn đảo,... trên đất nước ta mà em biết.
Trả lời:
Một số bãi biển, hòn đảo,... trên đất nước ta:
- Biển Mũi Né
- Biển Phú Quốc
- Biển Nha Trang
- Biển Cửa Lò
- Biển Sầm Sơn
- Đảo Phú Quốc
- Đảo Côn Đảo
- Đảo Phú Qúy,…
Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nói 1 – 2 câu về một bãi biển, hòn đảo,... vừa kể tên.
Trả lời:
Bãi Sao có diện tích rất rộng với đường bờ biển bằng phẳng kéo dài tít tắt. Nhờ vậy, nơi đây có một không gian thoáng đãng, lồng lộng gió trời. Đứng trên bờ cát vàng mịn màng, phóng tầm mắt ra xung quanh, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn là nước biển.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước của gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.
Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
Theo Thi Sảnh
• Trường cửu: tồn tại lâu dài và vững bển.
• Gió nồm nam: gió dịu mát thổi từ phía đông nam tới, thường xuất hiện vào mùa hè.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Vì sao nói “bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm"?
Trả lời:
Nói “bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm” vì có xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Câu 2 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Mỗi mùa, vịnh Hạ Long hấp dẫn lòng người bởi điều gì?
Mùa xuân
Mùa hè
Mùa thu
Trả lời:
Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục.
Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược.
Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he.
Câu 3 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào? Vì sao?
Trả lời:
Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa hè. Vì những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước của gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.
Câu 4 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Theo em, vì sao nói những âm thanh nghe được là "âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về"?
Trả lời:
Những âm thanh nghe được là "âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về" vì trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại.
Câu 5 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đối với em, Hạ Long hấp dẫn bởi điều gì? Vì sao?
Trả lời:
Đối với em, Hạ Long hấp dẫn bởi cảnh đẹp có một không hai. Vì Hạ Long được tạo hóa ban tặng cho một không gian hùng vĩ với hàng ngàn đảo đá vôi nhấp nhô trên mặt biển cùng mây trời tạo nên vẻ đẹp vô cùng quyến rũ.
Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Câu 1 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
a.
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay... |
Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu Nước như ai nấu Chết cả cả cờ.... Trần Đăng Khoa |
b.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bắt ngắt
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
– Chỉ ra các từ ngữ được dùng lặp lại trong mỗi đoạn thơ.
– Mỗi từ ngữ được dùng lặp lại trong các đoạn thơ có tác dụng gì?
+ Nhấn mạnh
+ Liệt kê
+ Khẳng định
Trả lời:
a.
- Các từ ngữ dùng lặp lại :
+ Hạt gạo làng ta => Tác dụng : Nhấn mạnh
+ Có…. => Tác dụng : Liệt kê
b.
- Các từ ngữ dùng lặp lại :
+ Của chúng ta => Tác dụng : khẳng định
+ Đây => Tác dụng : Nhấn mạnh
+ Những…. => Tác dụng : Liệt kê
Ghi nhớ Điệp từ, điệp ngữ là cách sử dụng lặp lại từ ngữ trong câu hay đoạn văn, đoạn thơ để nhấn mạnh, để liệt kê hoặc để khẳng định,... Sử dụng điệp từ, điệp ngữ sẽ làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ. |
Câu 2 (trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, bài ca dao sau:
a.
Hôm nay bé hỏi mẹ Tiếng gì là hay nhất? Tiếng mưa rơi tí tách? Tiếng gió lao xao hè? |
Tiếng cạch cửa bố về? Tiếng đàn ngân nga hát? Tiếng đũa và tiếng bát? Tiếng đầm ấm bữa cơm? Phạm Thanh Vân |
b.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ca dao
Trả lời:
a.
- Điệp ngữ: Tiếng….?
=> Tác dụng: Liệt kê
b.
- Điệp từ: nhụy vàng, bông trắng, lá xanh, bùn
=> Tác dụng: nhấn mạnh vào vẻ đẹp đặc biệt của hoa sen, khiến cho hình ảnh này trở nên càng rõ ràng và đẹp đẽ hơn.
Câu 3 (trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thực hiện yêu cầu:
a. Thay các □ trong đoạn thơ sau bằng một từ phù hợp có trong dòng thơ đầu tiên:
Long lanh trên lá Là giọt sương mai □ đầu ngày Là tia nắng sớm |
□ đất ấm Là giọt mưa gieo □ bên đèo Là con suối nhỏ. Theo Nguyễn Lãm Thắng |
b. Tìm các điệp từ trong đoạn thơ đã hoàn thiện và nêu tác dụng của các điệp từ đó.
Trả lời:
a.
Long lanh trên lá Là giọt sương mai Thức dậy đầu ngày Là tia nắng sớm |
Làm cho đất ấm Là giọt mưa gieo Nằm im bên đèo Là con suối nhỏ. |
b. Các điệp từ và tác dụng:
- Là => Tác dụng: Liệt kê các sự vật được miêu tả, làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho đoạn thơ.
Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 2)
Đề bài: Viết bài văn tả một người lao động đang làm việc.
Câu 1 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết bài văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 45, 46. Lưu ý:
Mở bài
– Giới thiệu một vài thông tin về người định tả.
– Chọn cách giới thiệu hấp dẫn.
Thân bài
– Tả một hoặc một vài hoạt động tiêu biểu, gắn với công việc hoặc nghề nghiệp của người đó.
– Tả một vài đặc điểm ngoại hình nổi bật, quan sát được khi người đó thực hiện hoạt động.
– Sử dụng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm, hoạt động chọn tả.
- ?
Kết bài
– Bày tỏ tình cảm hoặc nêu những điều em học được từ người đó.
– Chọn cách kết thúc ấn tượng.
Trả lời:
Đêm nào cũng vậy, cứ tầm một hai giờ sáng, lúc mọi người đang chìm trong giấc ngủ say nồng thì trên khắp các nẻo đường, con phố lại vang lên tiếng quét lá của các cô, các chú lao công. Hình ảnh cô lao công quét rác đang làm việc từ bao giờ đã khiến em không thể nào quên.
Cô lao công ấy luôn luôn mặc một bộ đồng phục, dù trời nắng hay mưa. Đó là bộ đồng phục màu rêu với chiếc áo khoác màu xanh lá mạ kèm theo những đường viền màu vàng nhạt chạy dọc chiếc áo. Ngoài ra, cô cũng đeo một chiếc khẩu trang và đi một đôi găng tay để không hít phải những mùi khó chịu khi làm việc. Nhờ có cô lao công ấy mà đường phố khu em lúc nào cũng sạch đẹp và tươm tất, chẳng mấy khi nhìn thấy những túi rác, vỏ lon bị vứt bừa bãi cả.
Với chiếc chổi trong tay, cô lao công luôn cẩn thận dọn dẹp sạch sẽ khu phố được phân công. Đầu tiên, cô sẽ đẩy chiếc xe rác quen thuộc đi quanh con phố nhỏ, bất cứ thấy chỗ nào có rác là cô sẽ dừng lại và bắt đầu dọn dẹp. Cô cầm chiếc chổi rễ cán dài và quét sạch những phần đường bị lá phủ rồi gom thành một đống, sau đó lấy chiếc hót rác ra và đổ lên xe. Công việc cứ thế tiếp diễn, dù trời nắng chói chang hay kể cả khi mưa gió ẩm ướt, em vẫn thấy hình ảnh cô lao công tỉ mỉ nhặt từng túi rác.
Hình ảnh cô lao công làm việc thật khiến em không thể nào quên, cô như một hiệp sĩ bảo vệ môi trường vậy. Lúc nào cô cũng âm thầm, lặng lẽ giữ cho cảnh quan khu phố em được sạch đẹp và thông thoáng. Nhờ có cô, đường phố khu em lúc nào cũng thoáng mát và sạch sẽ, không còn có hình ảnh những túi rác lớn, bé vứt ra lòng đường nữa.
Em rất thích ngắm nhìn cô lao công làm việc. Càng nhìn, em càng cảm thấy khâm phục cô hơn. Sau này lớn lên, em cũng muốn trở thành một người như cô để góp phần giữ gìn vẻ đẹp cho quê hương, đất nước.
Câu 2 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện bài đã viết:
Trình tự miêu tả.
Từ ngữ gợi tả.
Hình ảnh so sánh.
Câu văn biểu cảm.
?
Trả lời:
Em đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện bài đã viết dựa vào gợi ý.
* Vận dụng
Câu 1 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long.
Trả lời:
Thông tin:
- Vịnh Hạ Long là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1994.
- Nằm ở phía bắc của Việt Nam, Vịnh Hạ Long có khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi, hình thành một cảnh quan hùng vĩ và kỳ bí.
- Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như đi thuyền kayak, tham quan hang động, tắm biển, thưởng ngoạn cảnh đẹp, và thưởng thức các món ăn hải sản đặc sản.
Trả lời:
Em sử dụng tranh ảnh sưu tầm được để giới thiệu với bạn bè, người thân,... về vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long, được biết đến như một trong những kỳ quan tự nhiên của thế giới, là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch đến Việt Nam. Vịnh Hạ Long nằm ở phía bắc của đất nước, cách Hà Nội khoảng 170km về phía đông bắc, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1994, với hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ nổi lên từ lòng biển xanh thẳm, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và kỳ bí. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp mắt mà còn gợi lên sự tĩnh lặng và huyền bí, làm say đắm lòng người bất kể họ là ai và từ đâu đến.
Du khách có thể tham gia vào các hoạt động thú vị như đi thuyền kayak, thăm các hang động kỳ vĩ như Hang Đầu Gỗ, Hang Sửng Sốt, thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn và bình minh trên biển, tham quan các làng chài trên biển, thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon và tham gia vào các hoạt động giải trí trên biển.
Vịnh Hạ Long không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam mà còn là biểu tượng về vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa của đất nước. Mỗi năm, hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đều đến tham quan và khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của Vịnh Hạ Long, tạo nên một hình ảnh quen thuộc và góp phần tôn vinh giá trị của di sản thiên nhiên này.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Ông Trạng Nồi
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Một bản hùng ca
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Việt Nam
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 8: Tranh làng Hồ
- Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 2
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST