Luyện từ và câu lớp 5 trang 71, 72 (Dấu gạch ngang) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 71, 72 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

Câu 1 (trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Các dấu gạch ngang trong mỗi câu văn, đoạn văn sau được dùng để làm gì? Chọn thẻ nêu công dụng phù hợp với từng trường hợp.

a. Chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn khởi hành lúc 20 giờ.

Hồng Hoa

b. Ở nhà, mọi người thường gọi Đồng Trọng Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng.

Trọng Nhân

c. Chạy khắp rừng thấm mệt, nai muốn nghỉ ngơi một chút. Nó nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ thở:

– Nửa giờ nữa, chủ làm ơn đánh thức anh dậy nhé!

Thỏ mừng rối rít:

– Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ!

Theo Truyện ngụ ngôn chọn lọc

d. Bài văn của bạn Tùng có nhiều ưu điểm:

– Bố cục rõ ràng;

– Các ý được sắp xếp hợp lí;

– Dùng nhiều từ ngữ gợi tả;

– Sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hoá thú vị.

Theo Mai Hương

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

- Nối các từ ngữ trong một liên danh.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Trả lời:

a. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

d. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 2 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khi dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, dấu gạch ngang được đặt ở vị trí nào?

Trả lời:

Khi đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích, dấu gạch ngang được đặt giữa bộ phận đó với bộ phận được chú thích, giải thích.

Ghi nhớ

Dấu gạch ngang có thể được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích trong câu. Khi đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích, dấu gạch ngang được đặt giữa bộ phận đó với bộ phận được chú thích, giải thích.

Câu 3 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu sau? Vì sao?

a. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang hằng ngày đổi mới.

b. Vỏ cây trầu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

c. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.

d. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Trả lời:

a. Quảng Bình - quê hương thứ hai của tôi đang hằng ngày đổi mới.

b. Vỏ cây trầu - còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

c. Mỗi năm, vịnh Hạ Long - một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.

d. Thánh địa Mỹ Sơn - di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Vì trong câu câu có bộ phận chú thích, giải thích. Vì vậy cần đặt dấu gạch ngang giữa bộ phận đó với bộ phận được chú thích, giải thích.

Câu 4 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết 1 – 2 câu giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Trả lời:

Hồ Gươm - biểu tượng lịch sử và văn hóa của Hà Nội, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với bề dày truyền thống của nền văn hóa Việt Nam. Nằm giữa lòng thành phố, hồ được bao quanh bởi những tòa nhà cổ và các điểm tham quan nổi tiếng, tạo nên một không gian hài hòa giữa hiện đại và truyền thống.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác