5+ Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Em hãy mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo các gợi ý: tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - mẫu 1

Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…

Thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây có khi 5, 6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái ớp (gần giống cái giỏ) đón những bông hoa thả xuống. Anh chàng nào có ý với cô gái nào thì thả vào chỗ cô đó. Các cô cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa của anh đó.

Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - mẫu 2

Trước đây, Lễ hội Gầu tào thường do các gia đình người Mông giàu có đứng ra tổ chức, nhằm mong thần linh ban cho năm mới có nhiều con cháu, lúa xếp đầy bồ, ngô treo đầy gác. Dần dần, Gầu tào trở thành lễ hội vui xuân, cầu phúc truyền thống của cả bản làng, mong cho mưa thuận gió hòa, người người mạnh khỏe, nhà nhà yên vui. Hội được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán trong tiết xuân.

Ngày mở hội Gầu tào thường chọn ngày thìn hoặc ngày sửu trong tháng đầu tiên của năm mới. Người ta chọn một cây tre to, cao, chắc chắn để làm cây nêu, trồng ở giữa một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi. Trên cây nêu mang một bầu rượu, túm thóc nương, bắp ngô và những dải băng nhiều màu sắc để kính thần linh trên trời, dưới đất. Mấy người trai làng khỏe mạnh làm thịt một chú trâu béo để làm cỗ cúng, các cô gái trẻ đẹp thì xúng xính trong điệu múa truyền thống dâng trời. Người chủ lễ thường là già làng, trưởng bản có uy tín, thay mặt bà con thực hiện nghi lễ huyền bí, linh thiêng, trước khi tất cả cùng bước vào phần “hội” vui vẻ và náo nhiệt kéo dài suốt ba ngày.

Người đến hội để xem múa, nghe hát. Các thiếu nữ khoe sắc trong những bộ trang phục đẹp nhất của dân tộc mình, thanh niên trai tráng thì ra sức thi tài trong các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, kéo co, chọi gà, bắn nỏ... Hai bên đường, một số chiếc lán tạm được dựng lên để làm nơi nghỉ chân, thưởng thức các món ăn dân tộc do những người nông dân miền núi tự tay chế biến từ sản vật của núi rừng...

Lễ hội Gầu tào là tín hiệu báo mùa xuân về, là điểm hẹn văn hóa đáng trân quý, giữ gìn của con người Lai Châu. Sau đó, bà con lại lên nương, xuống đồng, bắt tay vào lao động sản xuất với niềm tin và hy vọng về một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: