Món ngon mùa nước nổi lớp 4 (trang 29, 30) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4
Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Món ngon mùa nước nổi trang 29, 30 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.
* Nội dung chính Món ngon mùa nước nổi
Bài đọc giới thiệu về một ăn đặc sản của người dân miền Tây, đó chính là cá linh – một loại cá có thể chế biến ra được rất nhiều món ngon.
* Khởi động
Câu hỏi trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chia sẻ với bạn về một món ăn em thích dựa vào gợi ý:
Tham khảo:
Món trứng gà luộc. Nguyên liệu: trứng, nước sạch. Luộc trong 6 phút. Hương vị bùi, béo,...
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Món ngon mùa nước nổi
Cá linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi. Vào mùa này, cá linh từ miệt thượng nguồn sông Mê Kông “trôi” về đồng bằng sông Cửu Long nhiều vô số kể. Người dân đặt dớn, mỗi ngày thu hoạch tới mấy giạ.
Cá linh chế biến được nhiều món. Nhưng món ăn dân dã được bà con nơi đây chuộng nhất là cá linh nấu canh chua. Cá linh non khi nấu canh để nguyên con, chỉ cần bỏ ruột. Bông điên điển nở rộ đầu mùa nước nổi, hải một chút là đủ ăn. Rau muống và bông súng mọc đầy đồng, tha hồ hái. Chỉ vài món đơn sơ như thế đã có thể nấu được một nồi canh chua ngon tuyệt. Khách phương xa đến ăn một lần rồi lưu luyến mãi miền Tây.
Còn dân ở đây, dù có đi đâu về đâu, hễ nghe nhắc tới canh chua cá linh thì dường như bao nỗi nhớ quê hương lại hiện về, ngập tràn kí ức.
Trương Chí Hùng
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều
Trả lời: Vào mùa này, ca linh từ miệt thượng nguồn sông Mê Kông "trôi" về đồng bằng sông Cửu Long nhiều vô số kể. Người dân đặt dớn, mỗi ngày thu hoạch tới mấy giạ.
Câu 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Người dân miền Tây nấu canh chua cá linh như thế nào?
Trả lời: Cá linh non khi nấu canh để nguyên con, chỉ cần bỏ ruột. Bông điên điển nở rộ đầu mùa nước nổi, hái một chút là đủ ăn. Rau muống và bông súng mọc đầy đồng, tha hồ hái. Chỉ vài món đơn sơ như thế đã có thể nấu được một nồi canh chua ngon tuyệt.
Câu 3 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những chi tiết nào chứng tỏ canh chua cá linh có sức hấp dẫn với người dân miền tây cũng như khách phương xa?
Trả lời: Khách phương xa đến ăn một lần rồi lưu luyến mãi miền Tây.
Còn dân ở đây, dù có đi đâu về đâu, hễ nghe nhắc tới canh chua cá linh thì dường như bao nỗi nhớ quê hương lại hiện về, ngập tràn kí ức.
Câu 4 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao nói "cá linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi"?
Trả lời: Vì mỗi mùa nước nổi, cá linh lại "trôi" về sông Mê Kông rất nhiều và người dân miền Tây có thể dễ dàng bắt được rất nhiều cá linh. Cá linh có thể chế biến được nhiều món ngon.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Bè xuôi sông La
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Mùa hoa phố Hội
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 1: Sự tích bánh chưng, bánh giầy
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 2: Độc đáo Tháp Chăm
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Dòng sông mặc áo
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST