Bài 5: Hoa cúc áo - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Hoa cúc áo sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 5.

Video Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Hoa cúc áo - Cô Vũ Hương (Giáo viên VietJack)

Đọc: Hoa cúc áo trang 55, 56, 57

* Nội dung chính Hoa cúc áo

Nội dung chính của bài đọc là sự thay đổi của dân cư xóm Bờ Giậu khi cô Hoa cúc áo tới định cư

* Khởi động

Câu hỏi trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi với bạn về tên gọi của mỗi loài hoa trong các bức ảnh dưới đây:

Bài 5: Hoa cúc áo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Trả lời: Học sinh trao đổi với bạn về tên gọi các loài hoa: hoa loa kèn, hoa chuông, hoa giấy. Các loài hoa này có hình dáng, đặc điểm lần lượt giống loa kèn, cái chuông, tờ giấy,… Chính vì vậy chúng có tên như vậy.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Bài đọc: Hoa cúc áo

Bài 5: Hoa cúc áo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Xóm Bờ Giậu qua đám cỏ dại, phải là người tinh tường như cụ giáo cóc mới nhận ra.

Ngày tháng qua mau. Mùa xuân ấm áp đang về. Và buổi sáng Chủ nhật tuyệt vời ấy đã tới...

Cụ giáo cóc thức dậy trong mùi hương nồng nàn. Nghe tiếng lao xao, cụ chống gậy, thận trọng dò từng bước ra cửa. Chao, cô cúc áo như đã hoá thân thành người khác, phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực ngát hương. Bên cạnh, anh dế còm đứng ngây nhìn. Bác giun đất gật gù thán phục. Vài chị cào cào xanh váy đỏ là người xóm bên đi ngang qua cũng dừng lại ngó nghiêng.

Xóm Bờ Giậu từ lâu thiu thiu ngủ, nay bỗng bừng tỉnh trong hương sắc mới.

Trưa hôm đó, dế còm sang chơi nhà cụ giáo cóc. Loay hoay mãi anh chàng mới dám đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:

Nàng từ đầu tới

Nàng diện áo vàng

Vàng như nắng sớm

Hương thơm điệu đàng.

Này ông giun đất

Này chị cào cào

Này cụ giáo cóC

Bây giờ tính sao?

Tính sao thì tính

Người đẹp nhường kia

Hộ khẩu Bờ Giậu

Nhập vào miễn chê.

Cụ giáo cóc nghe xong họ khù khụ:

– Thú vị, thú vị. Đưa được cả hộ khẩu

vào thơ. Giỏi!

Nghe cụ giáo khen, dế còm sướng ngẩn người.

Cuộc đời kì diệu thế đấy: cô nàng cúc áo với những bông hoa xinh nhỏ, chỉ trong vòng buổi sáng đã biến anh dễ thành nhà thơ.

Theo Trần Đức Tiến

Câu hỏi, bài tập

Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu?

Trả lời: Người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu là cô hoa cúc áo.

Câu 2 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo thay đổi như thế nào? 

Trả lời: Mùi hương nồng nàn, lộng lẫy với bông hoa vàng rực ngát hương.

Câu 3 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thái độ của mỗi cư dân xóm Bờ Giậu thế nào trước sự thay đổi của cô cúc áo?

Trả lời: Anh dế còm ngây đứng nhìn, các giun đất gật gù thán phục, vài chị cào cào dừng lại ngó nghiêng.

Câu 4 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cuộc trò chuyện của anh dế còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt?

Trả lời: Anh dế còm làm thơ về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.

Câu 5 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em học được điều gì ở tác giả về cách sử dụng biện pháp nhân hóa?

Trả lời: Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo theo đặc tính của vật được nhân hóa giúp cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề trang 57, 58

Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó.

1. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau.

2. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp.

3. Buổi tối ở làng thật vui.

a. Lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.

Theo Đình Trung

b. Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi bật trên nền lúa xuân đang thì con gái. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí.

Theo Đặng Vương Hưng

c. Cô tiên quàng khăn màu vàng có nhiệm vụ rắc thóc vàng mỗi mùa lúa chín. Lửa đỏ nấu cơm trong bếp do cô tiên quàng khăn màu đỏ gửi tới mọi nhà. Bông trắng nõn nà để dệt vải được cô tiên quàng khăn màu trắng trao cho. Trời xanh ngăn ngát là màu khăn của cô tiên có khăn quàng xanh.

Theo Thy Ngọc

Trả lời:

a. Buổi tối ở làng thật vui: cuối câu.

b. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp: cuối câu.

c. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau: đầu câu.

Câu 2 trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm câu chủ đề phù hợp thay cho ... trong mỗi đoạn văn sau:

a. .... Cây ổi quả ngọt giòn, vỏ xanh thẫm. Cây nhãn quả từng chùm, trông như những viên bi màu xám. Cây mít quả có gai, thế mà khi chín, hương bay ngào ngạt khắp vườn. Liêm thích nhất là cây dừa xiêm. Quả lớn, quả bé gối đầu lên nhau, ngủ ngoan giữa trưa hè.

Hương Ngọc Lan

b. Chim sâu lích rích trong vòm lá. Hoạ mi uống trọn giọt sương trong vắt để giọng hát trong trẻo, véo von. Chèo bẻo kêu loách choách. Chìa vôi vừa hót ríu rít vừa nhảy nhót, xoè đuôi bạc lấp loáng nắng. ....

Thanh Vân

Trả lời:

a. Khu vườn của Liêm trồng nhiều cây ăn quả.

b. Tiếng chim hót nghe thật vui tai.

Câu 3 trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có câu chủ đề.

Trả lời:

Rực rỡ phô sắc vàng chói, bền bỉ chịu đựng cùng thời gian, những chậu cúc nở hoa từ cuối năm âm lịch vẫn giữ được sắc xuân đến tận cuối Giêng. Vô số cánh hoa thon thon, màu vàng, xếp khít đều nhau, dày lên từng lớp, xòe tròn chung quanh, ủ nhụy hoa màu vàng sậm ở giữa. Thân cúc mảnh nhưng cứng cáp, đỡ nụ hoa to bằng cái chén con, xòe phiến lá có răng tròn xanh biếc, tôn đóa hoa màu vàng rực. Thời tiết nào của bốn mùa trong năm, hoa cúc cũng thích hợp để vươn cành, đơm nụ. Vì thế, ngày nay người ta trồng hoa cúc quanh năm. Hoa cúc vừa sang vừa bình dị. Trong nhà, trong văn phòng, trong hội nghị, ở nơi tôn nghiêm chùa tháp, hoa đều làm cảnh trí sáng lên một nét trang trọng và ấm áp thân tình. Hoa cúc quả xứng danh là hoa quân tử.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trang 58, 59

Câu 1 trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

(SGK Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời bài 5 trang 58)

a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật nào?

b. Người viết đã bày tỏ cảm xúc về những đặc điểm nào của nhân vật đó?

c. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Dế còm.

b. là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.

c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.

    Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa. 

Câu 2 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chia sẻ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ mà em đã nghe, đã đọc.

Bài 5: Hoa cúc áo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giải ô chữ:

Bài 5: Hoa cúc áo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Xoài

Bưởi

Nho

Hồng

Thanh long

Dưa hấu

Vải

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: