Bài 7: Mặt trời xanh của tôi Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 7: Mặt trời xanh của tôi sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 7.
Đọc: Mặt trời xanh của tôi trang 32, 33
* Khởi động:
Câu hỏi trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát tranh dưới đây và nói về loài cây mà em nhìn thấy trong tranh.
Trả lời:
- Trong tranh, em nhìn thấy cây cọ.
- Thuộc họ cau, nằm trong nhóm cây thuộc thân gỗ, dáng nhỏ mọc thẳng, các nhánh lá mọc ra tứ phía từ thân đi lên nên sẽ xuất hiện các vết như vết cắt trên thân cây. Một số giống cọ nhỏ hơn thì có lá mọc từ dưới gốc đi lên và rụng dần theo thời gian.
* Đọc văn bản:
Mặt trời xanh của tôi
* Nội dung chính: Bài đọc “Mặt trời xanh của tôi” viết về vẻ đẹp của rừng cọ được cảm nhận thông qua những hình ảnh quen thuộc và tinh cảm của tác giả đối với rừng cọ.
* Từ ngữ:
- Cọ: cây thuộc họ dừa, cao, lá to và xòe ra như hình cái quạt.
- Hoa cau: hoa của cây cau, có màu vàng nhạt.
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tiếng mưa trong rừng cọ được tả như thế nào?
Trả lời:
Mưa trong rừng cọ như tiếng thác dội về, như ào ào trận gió.
Câu 2 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 3: Buổi trưa mùa hè ở rừng cọ có gì thú vị?
Trả lời:
Buổi trưa mùa hè ở rừng cọ được gối đầu lên thảm cỏ, nhìn trời xanh lá che.
Câu 3 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ. Vì sao lá cọ được gọi là “mặt trời xanh”?
Trả lời: Những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ:
- Hoa vàng như hoa cau
- Lá xòe từng tia nắng
- Giống hệt như mặt trời
Lá cọ được gọi là “mặt trời xanh” vì những chiếc lá cọ xỏe ra, to, tròn giống như mặt trời và lá cọ có màu xanh nên tác giả gọi lá cọ là “mặt trời xanh”
Câu 4 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vẻ đẹp của rùng cọ được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
* Học thuộc 3 khổ thơ đầu.
Trả lời:
- Vẻ đẹp của rừng cọ được tác giả cảm nhận bằng những giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác.
- Học sinh học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ.
Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích hoa mào gà trang 33, 34
Câu 1 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dựa vào tranh, đoán nội dung câu chuyện.
Sự tích hoa mào gà
Trả lời:
Câu chuyện “Sự tích hoa mào gà” có nội dung kể về một bạn gà có một chiếc mào màu đỏ rất đẹp, ai ai cũng khen chiếc mào của bạn gà đó. Bạn Gà gặp cái cây đang khóc nức nở vì ai cũng có hoa nhưng riêng cái cây thì lại không có. Thế là bạn gà quyết định tặng cho cái cây bông hoa đỏ trên đầu của gà. Cái cây rất vui sướng, rực rỡ vươn mình đón ánh mặt trời.
Câu 2 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe kể chuyện
Trả lời:
Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà: “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.
Mọi vật quay qua nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:
– Bạn sao thế?
Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:
– Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.
Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:
– Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.
Cây sung sướng vẫy là rối rít:
– Thế bạn cho tôi thật nhé! Cám ơn bạn!
Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ.
Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.
Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.
Câu 3 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
Đoạn 1: Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Mọi vật quay qua nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào của bạn mới đẹp làm sao!”
Đoạn 2: Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang khóc một mình. Gà Mơ vội vàng chạy đến khẽ hỏi:
– Bạn sao thế?
Cây sụt sịt bảo:
– Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.
Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc.
Đoạn 3: Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:
– Tôi tặng bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.
Cây sung sướng vẫy là rối rít:
– Thế bạn cho tôi thật nhé! Cám ơn bạn!
Đoạn 4: Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ. Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.
Viết trang 34
Câu 1 trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhớ - viết: Mặt trời xanh của tôi (3 khổ thơ đầu)
Trả lời:
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che.
Đã ai biết gió ấm
Thổi đến tự khi nào
Từ khi rừng cọ nở
Hoa vàng như hoa cau.
- Học sinh nhớ lại 3 khổ thơ đầu và viết vào vở.
- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: rừng cọ, thác dội, thảm cỏ,…
Câu 2 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông.
Trả lời:
- rong biển, dong dỏng, rong chơi, thong dong, rong rêu
- bứt rứt, dứt khoát, day dứt, (khóc) rấm rứt, dứt điểm
Câu 3 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông.
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa in hoặc inh.
Trả lời:
a. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Cây thược dược
Mới ra hoa
Trận gió qua
Cây đổ rạp
Có đau lắm?
Tôi đỡ nào
b.
in: mịn màng, cục pin, tin tưởng, máy in, tin học, tin nhắn…
inh: linh tinh, tinh nhanh, xinh xắn, binh lính, mít tinh …
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một loài cây (ví dụ: Sự tích cây lúa, Sự tích cây khoai lang,…)
Trả lời:
Bài giảng: Bài 7: Mặt trời xanh của tôi - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Quả hồng của thỏ con
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 11: Chuyện bên của sổ
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 12: Tay trái và tay phải
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)