Bài 2: Mưa Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Mưa sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2.
Đọc: Mưa trang 11, 12
* Khởi động:
Câu hỏi trang 11 sgk Tiếng việt 3: Tìm lời giải cho câu đố sau:
Tôi từ trời xuống
Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho đầy dòng sông
Cho lòng đất mát.
(Tôi là gì?)
Trả lời:
Đáp án: Mưa
* Đọc
Mưa
* Nội dung chính: Bài đọc “Mưa” kể về quá trình một cơn mưa diễn ra và những hoạt động của bà, mẹ, chị và các con vật trong khoảng thời gian đó.
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Tìm từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa.
Trả lời:
Từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa: Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời lật đật chui vào trong mây
Câu 2 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Dựa vào khổ thơ 2 và 3, em hãy tả lại từng sự vật trong mưa.
- Cây lá
- Gió
- Chớp
Trả lời:
- Cây lá: xòe tay hứng nước mát
- Gió: gió reo gió hát
- Chớp: chớp dồn tiếng sấm.
Câu 3 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Buổi chiều mưa, mọi người trong gia đình làm gì?
Trả lời:
Buổi chiều mưa:
- Bà: xỏ kim khâu
- Mẹ: làm bánh khoai
- Chị: ngồi học sách
Câu 4 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài? Vì sao?
* Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
Trả lời:
- Em thích khổ thơ thứ 4 nhất.
Vì khổ thơ ấy miêu tả khung cảnh bình dị của mọi người trong gia đình. Ngoài trời mưa gió bão bùng nhưng trong nhà luôn ấm áp.
- Học sinh học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
Viết trang 12
Ôn chữ viết hoa: O, Ô, Ơ
Câu 1 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Viết tên riêng: sông Ông Đốc
Trả lời:
- Học sinh luyện viết tên riêng: Ông Đốc.
- Chú ý viết hoa các chữ cái Ô, Đ.
Câu 2 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Viết câu:
Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
(Ca dao)
Trả lời:
- Cách viết:
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Ơn, Nơi.
+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Luyện tập trang 12, 13, 14
* Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 12 sgk Tiếng việt 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Mưa, nắng, hạn hán, gió, bão, lũ |
Lạnh, nóng, nứt nẻ, mát rượi, chói chang, xối xả |
Câu 2 trang 13 sgk Tiếng việt 3: Ghép thẻ chữ để gọi tên các loại mưa và gió.
Trả lời:
- Mưa phùn
- Mưa rào
- Mưa bóng mây
- Gió mùa đông bắc
- Gió heo may
Câu 3 trang 13 sgk Tiếng việt 3: Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp.
Trả lời:
- Câu cảm:
+ Trời ơi! Nóng quá!
+ Gió thổi mát quá!
- Câu khiến:
+ Hãy đội mũ khi ra ngoài trời nắng!
+ Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 13 sgk Tiếng việt 3: Quan sát tranh, nói nội dung từng tranh.
Trả lời:
Tranh 1: Thầy giáo hướng dẫn các em chọn cảnh vẽ tranh.
Tranh 2: Các em học sinh đang chăm chú vẽ tranh.
Tranh 3: Bỗng trời đổ cơn mưa lớn, các em chạy nhanh đi trú.
Tranh 4: Các bức tranh bị ướt mưa, màu bị lem ra nên nhìn bức nào cũng như vẽ cảnh vật trong mưa.
Câu 2 trang 14 sgk Tiếng việt 3: Dựa vào hồ sơ dưới đây, nói về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
Trả lời:
Em đã từng tham gia hoạt động ngoài trời. Đó là hội thi diễn văn nghệ ở trường. Hoạt động diễn ra ở trường vào kì học trước. Cả trường đều tham gia xem các đội thi biểu diễn.
Đầu tiên là lời phát biểu của cô hiệu trưởng. Tất cả mọi người đều rất háo hức với các phần thi. Sau đó lần lượt các đội thi sẽ tham gia biểu diễn. Sau khi các đội thi biểu diễn xong sẽ được nghỉ ngơi để ban giám khảo chấm điểm các đội. Cuối cùng là công bố giải thưởng.
Hoạt động hôm ấy diễn ra rất vui. Em rất thích và sẽ tham gia nhiều hoạt động hơn nữa.
Trả lời:
Đầu tiên là lời phát biểu của cô hiệu trưởng. Tất cả mọi người đều rất háo hức với các phần thi. Sau đó lần lượt các đội thi sẽ tham gia biểu diễn. Sau khi các đội thi biểu diễn xong sẽ được nghỉ ngơi để ban giám khảo chấm điểm các đội. Cuối cùng là công bố giải thưởng.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 14 sgk Tiếng việt 3: Tìm đọc bài văn, bài thơ... viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,...)
Ví dụ:
Trả lời:
Mùa hè nắng nóng
Bình minh như giữa trưa!
Nắng chang chang đổ lửa
Nóng ập vào gõ cửa
Gió trốn biệt nơi đâu?
Bầu trời cao thật cao
Nền trời trong leo lẻo
Đất cong mình dưới Nắng
Cây rủ lá che thân
Nắng tràn ngập khắp sân
Nhựa sôi trong cây sống
Mặt ao hồ nóng bỏng
Không gian ngập tiếng ve
Gạo tung hoa cháy bỏng
Phương đốt lửa giữa trời
Sợ quá mùa hè ơi !
Ở nơi đâu cũng nóng.
Bài giảng: Bài 2: Mưa - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Cóc kiện Trời
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Những cái tên đáng yêu
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 5: Ngày hội rừng xanh
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 6: Cây gạo
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 7: Mặt trời xanh của tôi
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)