Bài 6: Cây gạo Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 6: Cây gạo sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 6.

Đọc: Cây gạo trang 27, 28

* Khởi động:

Câu hỏi trang 27 sgk Tiếng việt 3: Nói về đặc điểm nổi bật của một loài cây mà em quan sát được.

Trả lời:

Đặc điểm nổi vật của cây hoa đào: Vào mùa xuân, cây đồng loạt trổ hoa báo hiệu xuân về.

* Đọc

Cây gạo

Đọc: Cây gạo trang 27, 28 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Đọc: Cây gạo trang 27, 28 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

* Nội dung chính: Bài đọc “cây gạo” miêu tả vẻ đẹp của cây gạo vào mùa xuân. Hoa nở trĩu nặng, thu hút muôn chim. Hết mùa hoa, cây gạo lại trở về dáng vẻ xanh ngát, trầm tư.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Vào mùa hoa, cây gạo (hoa gạo, búp nõn) đẹp như thế nào?

Trả lời:

- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng.

- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngan ánh sáng ánh nến trong xanh

- Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

Câu 2 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo?

Trả lời:

Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo:

+ Chào mào, sáo đậu, sáo đen, … đàn đàn lũ lượt bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

+ Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn và vui không thể tưởng được.

Câu 3 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Vì sao trên cây gạo lại có “ngày hội mùa xuân”?

Trả lời:

Trên cây gạo có “ngày hội mùa xuân” vì:

+ Hoa gạo nở nộ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngan ánh sáng ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng

+ Thu hút chim muông. Chào mào, sáo đậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lượt bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn và vui không thể tưởng được.

Câu 4 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Những hình ảnh nào cho thấy cây gạo lại mang vẻ đẹp mới khi hết mùa hoa?

Trả lời:

Những hình ảnh nào cho thấy cây gạo lại mang vẻ đẹp mới khi hết mùa hoa: hết mùa hoa, cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.

Câu 5 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa xuân

Vì vào mùa xuân, hàng ngàn bông hoa đua nhau nở rộ, chim muôn thi nhau kéo đến. Gợi lên sự tưng bừng, rộn ràng củaa ngày xuân. Hình cảnh cây gạo lúc đó rất đẹp.

Viết trang 28

Ôn chữ viết hoa: P, Q

Câu 1 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Viết tên riêng: Phú Quốc

Trả lời:

- Học sinh luyện viết tên riêng: Phú Quốc

- Chú ý viết hoa các chữ cái P, Q.

Câu 2 trang 28 sgk Tiếng việt 3: Viết câu:

Phú Quốc – đảo ngọc xanh xanh

Trời mây non nước, đất lành trời Nam

(Trúc Lâm)

Trả lời:

- Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Phú Quốc, Trời, Nam.

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu, dấu gạch ngang và dấu chấm cuối câu.

Luyện tập trang 29, 30, 31

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 29 sgk Tiếng việt 3: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Luyện tập trang 29, 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

a. Những sự vật nào được so sánh với nhau?

b. Chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm gì?

c. Theo em, câu văn chưa hình ảnh so sánh có gì hay?

Trả lời:

a. Cây gạo được so sánh với một tháp đèn khổng lồ.

b. Chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm: sừng sững

c. Cái hay của câu văn có chứa hình ảnh so sánh:

Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: biện pháp so sánh giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

Câu 2 trang 29 sgk Tiếng việt 3: Ghi kết quả bài tập 1 vào vở theo mẫu sau:

Luyện tập trang 29, 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

cây gạo

như

tháp đèn khổng lồ

hàng ngàn bông hoa

hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi

hàng ngàn búp nõn

hàng ngàn ánh nến trong xanh

Câu 3 trang 29 sgk Tiếng việt 3: Quan sát tranh, tìm những sự vật có đặc điểm giống nhau (hình dạng, màu sắc,...). Đặt câu so sánh các sự vật đó với nhau.

Mẫu: Mắt mèo tròn như hòn bi ve.

Luyện tập trang 29, 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Trăng tháng 7 tròn như quả bưởi vàng.

- Bông hoa mào gà đỏ rực như chiếc mào gà.

- Cây nấm xòe như chiếc ô nhỏ.

Câu 4 trang 30 sgk Tiếng việt 3: Cùng bạn hỏi – đáp về địa điểm diễn ra các sự việc trong đoạn văn sau:

Trên vòm cây, lũ chim sẻ đang trò chuyện ríu rít. Dưới đất, đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt. Trước hiên nhà, tấm mành che đung đưa, lách cách. Trong nhà, em bé chợt giật mình tỉnh giấc. “Suỵt, im nào!” - Ngọn gió thầm nhắc. Và bỗng dưng tất cả dừng lại thật.

(Ngọc Minh).

Mẫu:

- Lũ chim sẻ đang trò chuyện ở đâu?

- Lũ chim sẻ đang trò chuyện trên vòm cây.

Trả lời:

- Đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt ở đâu?

- Đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt ở dưới đất.

- Tấm mành che đung đưa, lách cách ở đâu?

- Tấm mành che đung đưa, lách cách trước hiên nhà.

- Em bé chợt giật mình tỉnh giấc ở đâu?

- Em bé chợt giật mình tỉnh giấc trong nhà.

* Luyện viết đoạn

Câu 1 trang 30 sgk Tiếng việt 3: Quan sát tranh và nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh:

a. Giới thiệu bao quát về cảnh vật trong tranh.

(ví dụ: Bức tranh vẽ khu rừng với nhiều cây trái,...)

b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật trong tranh.

(ví dụ: Cảnh vật có nhiều màu sắc của cây cỏ, hoa trái,...)

c. Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật.

- Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cây cối. (ví dụ: thích thú khi ngắm những quả xoài vàng ruộm,...)

- Cảm xúc khi nghĩ về lợi ích của cây cối. (ví dụ: yêu quý cây cối vì cây cho hoa thơm, trái ngọt, cho bóng mát...)

- Cảm xúc khi nghĩ về công lao của người trồng cây, chăm sóc cây. (ví dụ: biết ơn người trồng cây,...)

Luyện tập trang 29, 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Bức tranh vẽ một khu vườn đầy hoa và cây trái. Các loài cây xanh tươi vô cùng nổi bật. Nào là hoa hồng, hoa vàng, hoa xoài, xa xa còn có những bông hoa trắng nhỏ. Trên những cành cây là sặc sỡ màu quả chín: màu cam của những trái đu đủ, màu vàng của những trái xoài… Em rất thích nhìn những trái xoài vàng ươm. Giữa nắng vàng, màu vàng càng nổi bật trên nền xanh hơn. Mỗi loài cây đều có một lợi ích vô cùng to lớn. Không chỉ đem lại trái quả cho con người mà còn cung cấp o-xi duy trì sự sống. Nhìn những tán cây xanh mát, chắc hẳn những người nông dân đã phải tốn rất nhiều công sức để chăm sóc nó. Vì vậy mỗi người cần có ý thức giữ gìn cây xanh.

Câu 2 trang 31 sgk Tiếng việt 3: Viết lại tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật theo mục c bài tập 1.

Trả lời:

Em rất thích nhìn những trái xoài vàng ươm. Giữa nắng vàng, màu vàng càng nổi bật trên nền xanh hơn. Mỗi loài cây đều có một lợi ích vô cùng to lớn. Không chỉ đem lại trái quả cho con người mà còn cung cấp o-xi duy trì sự sống. Nhìn những tán cây xanh mát, chắc hẳn những người nông dân đã phải tốn rất nhiều công sức để chăm sóc nó. Vì vậy mỗi người cần có ý thức giữ gìn cây xanh.

Câu 3 trang 31 sgk Tiếng việt 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý)

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 31 sgk Tiếng việt 3: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ... viết về cây cối, muông thú...

Ví dụ:

Luyện tập trang 29, 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Cây dừa

(Trần Đăng Khoa)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Bài giảng: Bài 6: Cây gạo - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác