Trắc nghiệm Nghe - nói trang 120, 121 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Nghe - nói trang 120, 121 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.

Nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị

Câu 1. Nói lời không đồng ý trong trường hợp sau: (chọn 2 đáp án)

Các cậu ơi, chúng mình sẽ mua bóng bay để thả cho ngày Trái Đất nhé.

A. Được, chúng ta cùng mua bóng bay đi.

B. Tớ nghĩ không nên làm như vậy. Thả bóng bay sẽ làm ô nhiễm môi trường đấy.

C. Đừng làm như vậy các cậu ơi. Môi trường của chúng ta sẽ bị ô nhiễm đó!

D. Nên mua bóng bay ở đâu nhỉ?

Câu 2. Đọc đoạn đối thoại sau và cho biết nên đáp lại lời không đồng ý như thế nào? (chọn 2 đáp án)

Các cậu ơi, chúng mình sẽ mua bóng bay để thả cho ngày Trái Đất nhé.

- Tớ nghĩ không nên làm như vậy. Thả bóng bay sẽ làm ô nhiễm môi trường đấy.

- ….

A. Cậu nói đúng. Chúng ta không nên thả bóng bay.

B. Kệ đi, thả bóng bay mới vui.

C. Cậu không tham gia thì tớ rủ người khác.

D. Ừm, tớ mải vui mà quên mất. Để bảo vệ môi trường chúng ta không nên thả bóng bay.

Câu 3. Nói lời không đồng ý của em trong tình huống sau: (chọn 2 đáp án)

Bạn rủ em đi tắm sông

A. Được thôi, buổi chiều cùng nhau đi tắm sông nhé!

B. Được thôi, buổi chiều mình cùng nhau đi học nhé!

C. Mình nghĩ bọn mình không nên đi tắm sông. Khúc sông đó nhiều chỗ sâu, dễ bị đuối nước lắm!

D. Bọn mình đừng đi tắm sông nhé! Mình thấy nguy hiểm lắm!

Câu 4. Nói lời đáp lời không đồng ý của nhân vật Thắng trong tình huống sau: (chọn 2 đáp án)

Thắng: Cậu ơi, bọn mình đi tắm sông cho mát đi!

Nam: Mình nghĩ không nên đi tắm sông. Khúc sông đó nhiều chỗ sâu, dễ bị đuối nước lắm!

Thắng: ….

A. Cậu không đi thì thôi. Tớ rủ người khác.

B. Cậu nói đúng. Tắm sông nguy hiểm thật. Chúng mình không nên tự ý đi như vậy.

C. Thế tớ hẹn cậu ở bờ sông vào buổi chiều nhé!

D. Ừm, bọn mình đừng đi tắm sông nữa. Nguy hiểm lắm!

Câu 5. Quan sát tranh và nói về tình huống xảy ra trong bức tranh:

Trắc nghiệm Nghe - nói trang 120, 121 (có đáp án) | Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo

A. Hai bạn nam đang chơi ở công viên.

B. Hai bạn nam đi tập thể dục.

C. Một bạn biết bỏ rác vào thùng rác, một bạn vứt rác bừa bãi.

D. Hai bạn biết bỏ rác vào thùng rác.

Câu 6. Nói lời đề nghị cho tình huống trong tranh: (chọn 2 đáp án)

Trắc nghiệm Nghe - nói trang 120, 121 (có đáp án) | Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo

A. Cậu ơi, chúng mình cùng đi học đi!

B. Cậu ơi, chúng mình không nên vứt rác bừa bãi!

C. Cậu nên bỏ rác vào đúng nơi quy định!

D. Cậu đã làm bài tập về nhà chưa?

Câu 7. Nói lời đáp cho lời đề nghị sau: (chọn 2 đáp án)

- Cậu nên bỏ rác vào đúng nơi quy định!

- ….

A. Ôi, tớ vô ý quá. Cảm ơn cậu đã nhắc nhở tớ!

B. Cậu nói đúng, chúng ta không nên vứt rác bừa bãi.

C. Liên quan gì đến cậu.

D. Cậu nói đúng, chúng ta cùng đi học đi!

Câu 8. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện hành động nói và đáp lời đề nghị theo tình huống sau:

Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.

chép

được không

có thể

Em: Bài hát hay quá! Cậu ………………….chép lại lời bài hát giúp mình………………….?

Bạn: Được chứ, để mình …………………. cho cậu luôn nhé!

A. có thể/ được không/ chép

B. chép/ được không/ có thể

C. có thể/ chép/ được không

D. chép/ có thể/ được không

Câu 9. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện hành động nói và đáp lời đề nghị theo tình huống sau:

Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.

xin lỗi

lắng nghe

đừng

Em: Cậu ……………… nói chuyện nữa nhé! Để chúng mình cùng …………………. cô giảng.

Bạn: Mình ………………….nhé! Mình sẽ không mất trật tự nữa đâu.

A. đừng / lắng nghe / xin lỗi

B. đừng / xin lỗi / lắng nghe

C. xin lỗi / lắng nghe / đừng

D. xin lỗi / đừng / lắng nghe

Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện hành động nói và đáp lời đề nghị theo tình huống sau:

Bạn em có sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” mà em rất thích. Em muốn mượn bạn.

ngày mai

mượn

mua

Em: Cậu cho tớ …………….quyển “Dế Mèn phiêu lưu kí” nhé! Tớ tìm …………….  mãi mà không được.

Bạn: Ừm, ………………….tớ mang đi cho cậu mượn nhé!

A. mượn / mua / ngày mai

B. mượn / ngày mai / mua

C. mua / mượn / ngày mai

D. ngày mai / mua / mượn

Nói, viết về tình cảm với một sự việc

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Sản phẩm nào không làm được từ vỏ chai nhựa?

Hôm nay, cả lớp em sôi nổi hẳn lên khi được thầy giáo hướng dẫn làm đồ chơi từ vỏ chai nhựa. Các bạn nữ hào hứng trang trí những chiếc chậu hoa cắt từ vỏ chai nước. Các bạn nam say sưa với mô hình xe ô tô. Có bạn khéo tay tạo hình con chim cánh cụt, con lợn tiết kiệm. Ai cũng thấy vui vì việc làm của mình giúp hạn chế rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

A. chậu hoa

B. mô hình xe ô tô

C. thùng rác

D. con chim cánh cụt

E. con lợn tiết kiệm

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Từ ngữ nào không có trong bài khi thể hiện cảm xúc của các bạn khi được làm đồ chơi từ vỏ chai nhựa?

Hôm nay, cả lớp em sôi nổi hẳn lên khi được thầy giáo hướng dẫn làm đồ chơi từ vỏ chai nhựa. Các bạn nữ hào hứng trang trí những chiếc chậu hoa cắt từ vỏ chai nước. Các bạn nam say sưa với mô hình xe ô tô. Có bạn khéo tay tạo hình con chim cánh cụt, con lợn tiết kiệm. Ai cũng thấy vui vì việc làm của mình giúp hạn chế rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

A. sôi nổi

B. thích thú

C. hào hứng

D. say sưa

E. vui

Câu 3. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

Mĩ thuật.

Giờ học

yêu thích

mà em

là giờ

A. Giờ học mà em yêu thích là giờ Mĩ thuật.

B. Giờ học Mĩ thuật mà em yêu thích là giờ.

C. Giờ mà em yêu thích học Mĩ thuật là giờ.

D. Giờ học là giờ Mĩ thuật mà em yêu thích.

Câu 4. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

Tiếng Việt.

giờ học

môn

Em

rất thích

A. Em rất thích giờ học môn Tiếng Việt.

B. Giờ học môn Tiếng Việt em rất thích.

C. Môn Tiếng Việt em rất thích giờ học.

D. Em môn Tiếng Việt rất thích giờ học.

Câu 5. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

chủ đề

cho trước.

Em

vẽ

được

bức tranh

những

theo

A. Em được vẽ những bức tranh theo chủ đề cho trước.

B. Em vẽ được những bức tranh theo chủ đề cho trước.

C. Em bức tranh được vẽ theo chủ đề cho trước.

D. Em theo chủ đề cho trước vẽ được những bức tranh.

Câu 6. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

thú vị.

Em

câu chuyện

được

đọc

những

A. Em được đọc những câu chuyện thú vị.

B. Em câu chuyện thú vị được đọc những.

C. Em đọc được những câu chuyện thú vị.

D. Em được thú vị câu chuyện đọc những.

Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

lịch sử.

Em

câu chuyện

được

những

tìm hiểu

của

A. Em được tìm hiểu những câu chuyện của lịch sử.

B. Em câu chuyện được tìm hiểu của lịch sử những.

C. Em được lịch sử câu chuyện của tìm hiểu những.

D. Em tìm hiểu được những câu chuyện lịch sử của.

Câu 8. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

giờ học.

Em

rất vui

cảm thấy

sau mỗi

A. Em cảm thấy rất vui sau mỗi giờ học.

B. Sau mỗi giờ học, em cảm thấy vui rất.

C. Em rất vui cảm thấy sau mỗi giờ học.

D. Em cảm thấy sau mỗi giờ học vui rất.

Câu 9. Sắp xếp các ý sau thành thứ tự thích hợp khi viết về một giờ học mà em thích:

1. Sau giờ học, em cảm thấy thế nào?

2. Em thích giờ học nào?

3. Em và các bạn được làm gì trong giờ học?

A. 1-2-3

B. 2-3-1

C. 3-2-1

D. 2-1-3

Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn viết về một giờ học mà em thích:

rất vui

giờ học

câu chuyện

Tiếng Việt

Em rất thích ………………….. môn Tiếng Việt. Trong giờ học …………………... Cô dạy chúng em đọc, viết và kể những ………………….. rất hấp dẫn. Em cảm thấy ……………… sau mỗi giờ học Tiếng Việt.

A. giờ học / Tiếng Việt / câu chuyện / rất vui

B. Tiếng Việt / giờ học / câu chuyện / rất vui

C. giờ học / Tiếng Việt / rất vui / câu chuyện

D. giờ học / rất vui / câu chuyện / Tiếng Viêtk

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:


Các loạt bài lớp 2 Chân trời sáng tạo khác