Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập môn Sinh học để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2022, VietJack biên soạn Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học.

1. Bài tập về tổng nhiệt hữu hiệu của một chu kì phát triển

Bài 1: Một loài ruồi ở đồng bằng sông Hồng có tổng nhiệt hữu hiệu của một chu kì sống là 1700C, thời gian sống trung bình là 10 ngày đêm.

a. Hãy tính ngưỡng nhiệt của loài ruồi đó, biết rằng nhiệt độ trung bình ngày trong năm ở vùng này là 250C.

b. Thời gian sống trung bình của loài ruồi đó ở đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu? Biết nhiệt độ trung bình ngày trong năm của đồng bằng sông Cửu Long là 270C.

Hướng dẫn trả lời

a. Ở động vật biến nhiệt, tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì phát triển được tính theo công thức: Q = (T - C).D  

Trong đó: Q là tổng nhiệt hữu hiệu, T là nhiệt độ môi trường, C là ngưỡng nhiệt phát triển, D là số ngày của một chu kì phát triển (một vòng đời).

- Áp dụng công thức trên ta có: 170 = (25 - C).10 Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải   

Vậy ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi là 80C.

b. Thời gian sống ở đồng bằng sông Cửu Long: 170 = (27 - 8).D Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải ngày = 9 ngày.

2. Bài tập về kích thước quần thể

Bài 1: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Hãy xác định:

a. Tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể.

b. Mật độ của quần thể vào năm thứ II.

Hướng dẫn giải

a. Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.

- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25 x 5000 = 1250 cá thể

- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là 1350 cá thể.

- Số lượng cá thể được tăng lên trong năm thứ hai là: 1350 - 1250 = 100 cá thể.

- Tốc độ tăng trưởng Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải 

- Tốc độ tăng trưởng = tỉ lệ sinh sản – tỉ lệ tử vong

à Tỉ lệ sinh sản = tốc độ tăng trưởng + tỉ lệ tử vong = 8% + 2% = 10%.

b. Mật độ cá thể vào năm thứ hai là Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giảicá thể/ha.

Bài 2: Người ta thả 10 con chuột cái và 5 con chuột đực vào một đảo hoang (trên đảo chưa có loại chuột này). Hãy dự đoán số lượng cá thể của quần thể chuột sau hai năm kể từ lúc thả. Biết rằng tuổi sinh sản của chuột là 1 năm, mỗi năm đẻ 3 lứa, trung bình mỗi lứa có 4 con (tỉ lệ đực : cái là 1L1). Trong hai năm đầu chưa có tử vong.

Hướng dẫn giải

Tuổi sinh sản của chuột là 1 năm có nghĩa là chuột con sau 1 năm thì làm nhiệm vụ sinh sản và trở thành chuột bố mẹ.

- Số lượng chuột được sinh ra ở năm thứ nhất là = 10 x 4 x 3 = 120 cá thể.

- Sau 1 năm, tổng số chuột là = 120 + 15 = 135 cá thể.

- Số lượng chuột được sinh ra ở năm thứ hai là

= (10+6) x 4 x 3 = 840 cá thể.

- Số lượng chuột sau 2 năm là = 135 + 840 = 950 cá thể.

Bài 3: Để xác định số lượng cá thể của quần thể ốc người ta đánh bắt lần thứ nhất được 125 con ốc, tiến hành đánh dấu các con bắt được và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành đánh bắt và thu được 625 con, trong đó có 50 con được đánh dấu. Nếu tỉ lệ sinh sản là 50% năm, tỉ lệ tử vong là 30% năm. Hãy xác định số lượng cá thể ốc hiện tại của quần thể. Cho rằng các cá thể phân bố ngẫu nhiên và việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể.

Hướng dẫn giải

- Gọi a là số ốc hiện có của quần thể.

- Tỉ lệ số ốc được đánh dấu ở năm thứ hai là Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải 

- Tỉ lệ số ốc được đánh dấu ở năm thứ nhất là Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải 

Do trong thời gian 1 năm có tỉ lệ tử vong là 30% nên sau 1 năm, số cá thể được đánh dấu bị giảm đi 30% (chỉ còn lại 70%). Tỉ lệ sinh sản là 50% nên sau 1 năm, số cá thể hiện có là a.1,5.

Do vậy ta có: Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giảicá thể.

3. Bài tập về cấu trúc quần xã

Bài 1: Giả sử có hai quần xã rừng nhỏ, mỗi quần xã có 1000 cá thể bao gồm 4 loài thực vật (A, B, C, D) như sau: Quần xã 1: 250A, 250B, 250C, 250D.

Quần xã 2: 700A, 100B, 50C, 50D.

Hãy cho biết độ đa dạng của quần xã nào cao hơn.

Hướng dẫn trả lời

Để kiểm tra xem quần xã nào có độ đa dạng cao hơn, chúng ta tính độ đa dạng Shannon cho mỗi quần xã:

- Độ đa dạng của quần xã 1: H1 = -4.0,25.In 0,25 = 1,39. 

- Độ đa dạng của quần xã 2: H2 = -[(0,7In0,7) + (0,1In0,1) + (0,05In0,05) + (0,05In0,05)] = 1,17.

Như vậy, H2 < H1=> Quần xã 1 đa dạng hơn quần xã 2.

4. Bài tập về chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

Bài 1: Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: cỏ => châu chấu => cá rô. Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.108 kcal; tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107 kcal; tổng năng lượng của cá rô là 0,9.106 kcal. Hãy xác định hiệu suất sinh thái của cá rô, châu chấu.

Hướng dẫn giải

Hiệu suất sinh thái bằng tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

- Hiệu suất sinh thái của châu chấu: Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải 

- Hiệu suất sinh thái của cá rô: Các dạng bài tập Sinh thái hay, có lời giải 

Bài 2: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Biết diện tích môi trường là 105m2.

a. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác, trong cá là bao nhiêu?

b. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo silic là bao nhiêu %?

Hướng dẫn giải

a.  - Số năng lượng tích lũy được ở trong giáp xác là: 

 = 3.106 x 0,3% x 40% x 105 = 3600.105 = 36.107 (kcal)

- Số năng lượng tích lũy được trong cá là = 36.107 x 0,15% = 54.104 (kcal)

b. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo silic là: =40% x 0,15% = 0,06%.  

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác: