Bài tập Sinh thái có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập môn Sinh học để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Bài tập Sinh thái có lời giải. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học.

Bài 1: Một loài ruồi ở đồng bằng sông Hồng có tổng nhiệt hữu hiệu của một chu kì sống là 1700C, thời gian sống trung bình là 10 ngày đêm.

a. Hãy tính ngưỡng nhiệt của loài ruồi đó, biết rằng nhiệt độ trugng bình ngày trong năm ở vùng này là 250C.

b. Thời gian sống trung bình của loài ruồi đó ở đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu? Biết nhiệt độ trung bình ngày trong năm của đồng bằng sông Cửu Long là 270C.

Bài 2: Trong một công viên, người ta mới nhập một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản/năm là 20 (một cây cỏ mẹ sẽ cho 20 cây cỏ con trong một năm). Số lượng cỏ trồng ban đầu là 500 cây trên diện tích 10m2. Mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 10 năm?

Bài 3: Từ giai đoạn năm 2000 đến năm 2010, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định sự biến động số lượng cá thể của quần thể chim trĩ ở rừng quốc gia U Minh Hạ bằng phương pháp bắt, đánh dấu – thả - bắt lại. Kết quả thu được như sau:

Thời điểm lấy mẫu

Lần 1(đầu tháng 4)

Lần 2 (cuối tháng 4)

Số cá thể được bắt và tiến hành đánh dấu

Số cá thể được bắt lại

Số cá thể có dấu

Năm 2000

60

200

4

Năm 2002

150

200

10

Năm 2004

100

120

15

Năm 2005

50

50

5

Năm 2008

50

20

5

Năm 2010

20

30

6

Biết rằng chim trĩ không sinh sản vào tháng 4 và phương pháp bắt và đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống, khả năng sinh sản của cá thể.

a. Hãy xác định số lượng cá thể của quần thể chim trĩ ở các năm nói trên?

b. Hãy đưa ra dự đoán xu hướng biến động số lượng cá thể của quần thể này ở những năm tiếp theo.

Bài 4: Trong một đầm nuôi hàng năm nhận được một nguồn năng lượng là 12 tỷ Kcal. Tảo cung cấp nguồn thức ăn sơ cấp cho cá mè trắng và giáp xác. Cá mương, cá dầu sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời hai loài cá trên lại làm mồi cho cá măng và cá quả. Hai loài cá dữ này tích lũy được 40% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp kề liền với nó và cho sản phẩm quy ra năng lượng là 1.152.000 Kcal. Cá mương và cá dầu khai thác tới 60% năng lượng của giáp xác, còn tảo chỉ cung cấp cho giáp xác 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình.

a. Tổng sản phẩm của cá mè trắng?

b. Hiệu suất đồng hóa năng lượng của tảo là bao nhiêu %?

Bài 5: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. 

a. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác, trong cá là bao nhiêu?

b. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng bức xạ và so với tảo silic là bao nhiêu %?

Bài 6: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sâu đục thân lúa (bướm 2 chấm), thu được bảng số liệu sau:


Trứng

Sâu

Nhộng

Bướm

D (ngày)

7,8

37,8

9,4

2 - 3

S (0ngày)

79,2

495,7

98,6

32,3

Giai đoạn sâu non thường có 5 tuổi với thời gian phát triển như nhau. Bướm trưởng thành lập tức đẻ trứng vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 (sau khi giao phối). Ngày 20/3/2007 qua điều tra phát hiện sâu đục thân lúa ở cuối tuổi 2. Nhiệt độ trung bình là 24,60C.

a. Xác định ngưỡng nhiệt phát triển ở mỗi giai đoạn.

b. Xác định vào khoảng ngày, tháng nào sâu non 1 tuổi xuất hiện ở vùng nói trên?

c. Xác định vào khoảng ngày, tháng nào xuất hiện bướm ở vùng nói trên?

Bài 7: Cá mè nuôi ở miền Bắc có tổng nhiệt thời kỳ sinh trưởng là 8,250 (độ/ngày) và thời kỳ thành thục là 24,754 (độ/ngày).

a. Nhiệt độ trung bình nước ao hồ miền Bắc là 250C. Hãy tính thời gian sinh trưởng và tuổi thành thục của cá mè nuôi ở miền Bắc.

b. Cá mè nuôi ở miền Nam có thời gian sinh trưởng là 12 tháng, thành thục vào 2 tuổi, Hãy tính tổng nhiệt hữu hiệu của thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ thành thục (biết nhiệt độ là 27,20C).

Bài 8: Ở cao nguyên nhiệt độ trung bình ngày là 200C, một loài sâu hại quả cần 90 ngày để hoàn thành cả chu kì sống của mình, nhưng ở vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình ngày cao hơn ở vùng trên 30C thì thời gian cần để hoàn thành chu trình sống của sâu là 72 ngày.

a. Hãy tính nhiệt độ ngưỡng phát triển của sâu.

b. Nếu nhiệt độ môi trường giảm xuống 180C thì sâu cần bao nhiêu ngày để hoàn thành chu kì sống của mình?

Bài 9: Để xác định số lượng cá thể có trong quần thể ốc bươu vàng, người ta sử dụng phương pháp “Bắt – đánh dấu – thả - bắt lại”. Lần thứ nhất bắt được 250 cá thể, đánh dấu và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành bắt lần thứ hai được 300 cá thể, trong đó thấy có 50 cá thể đã được đánh dấu. Biết rằng không có hiện tượng di nhập cư và quần thể có tỉ lệ sinh sản là 20%, tỉ lệ tử vong là 10%; Việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của cá thể. Hãy xác định số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm bắt lần thứ nhất.

Bài 10: Trong những tháng xuân hè, một loài sâu hại quả hoàn thành được mấy thế hệ? Giả sử ngưỡng nhiệt phát triển của nó là 100C, còn tổng nhiệt cần cho một chu kì phát triển là 637,50C/ngày và nhiệt độ trung bình ngày trong các tháng được ghi ở bảng dưới đây

Tháng

2

3

4

5

6

7

Nhiệt độ (0C)

17

20

23,5

27

28,7

28,8

(Trung bình 30 ngày/tháng)

Bài 11: Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của sâu khoang như sau: Trứng 56 độ/ngày; sâu 311 độ/ngày; nhộng 188 độ/ngày; bướm 28,3 độ/ngày. Biết nhiệt độ trung bình ở nơi sâu khoang sống là 23,60C. Ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang là 100C.

a. Xác định thời gian phát triển ở từng giai đoạn.

b. Xác định số thế hệ trung bình của sâu khoang trong một năm.

Bài 12: Trên một cánh đồng cỏ, kẻ tiêu diệt cỏ là côn trùng, chim ăn hạt, chuột ăn hạt và lá cỏ. Nai ăn cỏ làm mồi cho gia đình nhà báo với số lượng là 5 con. Mỗi ngày trung bình một con báo cần 3500kcal năng lượng lấy từ con mồi. Vậy gia đình nhà báo cần một vùng săn mồi rộng bao nhiêu ha để sinh sống bình thường? Biết rằng cứ 3kg cỏ tươi tương ứng với một năng lượng là 1kcal và sản lượng cỏ ăn được trên đồng chỉ đạt 25 tấn/ha/năm; hệ số chuyển đổi năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%; côn trùng và chuột hủy hoại 25% sản lượng trên đồng cỏ.

C. ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bài 1: 

a. Ở động vật biến nhiệt, tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì phát triển được tính theo công thức: Q = (T - C).D  

Trong đó: Q là tổng nhiệt hữu hiệu, 

            T là nhiệt độ môi trường, 

         C là ngưỡng nhiệt phát triển, 

         D là số ngày của một chu kì phát triển (một vòng đời).

- Áp dụng công thức trên ta có: Bài tập Sinh thái có lời giải 

Vậy ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi là 80C.

b. Thời gian sống ở đồng bằng sông Cửu Long: Bài tập Sinh thái có lời giảingày.

Bài 2: 

- Mật độ cỏ sau 1 năm Bài tập Sinh thái có lời giảicây/m2.

- Mật độ cỏ sau 2 năm Bài tập Sinh thái có lời giảicây/m2.

- Mật độ cỏ sau 10 năm Bài tập Sinh thái có lời giảicây/m2.

Bài 3:

a. Sau khi được thả thì các cá thể được đánh dấu phân bố ngẫu nhiên và xen lẫn các cá thể không đánh dấu nên trong các cá thể được bắt lại lần 2, số cá thể được đánh dấu phản ánh đúng tỉ lệ cá thể được đánh dấu có trong quần thể.

- Nếu gọi a là số cá thể có trong quần thể, b là số cá thể được bắt lên và đánh dấu, c là số cá thể được bắt lại lần 2, d là số cá thể có dấu ở lần bắt thứ 2. Thì ta có tỉ lệ thức Bài tập Sinh thái có lời giải

- Số cá thể tại các thời điểm nghiên cứu:

Thời điểm lấy mẫu

Lần 1

Lần 2 

Số cá thể có trong quần thể (a)

Số cá thể được đánh dấu (b)

Số cá thể được bắt lại (c)

Số cá thể có dấu (d)

Năm 2000

60

200

4

Bài tập Sinh thái có lời giải

Năm 2002

150

200

10

Bài tập Sinh thái có lời giải

Năm 2004

100

120

15

Bài tập Sinh thái có lời giải 

Năm 2005

50

50

5

Bài tập Sinh thái có lời giải

Năm 2008

50

20

5

  Bài tập Sinh thái có lời giải

Năm 2010

20

30

6

  Bài tập Sinh thái có lời giải

b. Ta thấy ở giai đoạn đầu, số lượng cá thể ổn định ở mức 3000 cá thể nhưng sau đó cá thể giảm xuống 800 và giảm dần ở những năm tiếp theo. Quần thể có xu hướng biến động giảm số lượng cá thể và tiến tới suy thoái quần thể và sẽ diệt vong.

Bài 4:

a. Tổng sản phẩm của cá mè trắng

- Tổng năng lượng của cá mương và cá dầu là Bài tập Sinh thái có lời giảiKcal

- Tổng năng lượng của giáp xác Bài tập Sinh thái có lời giảiKcal

- Tảo silic chỉ cung cấp cho giáp xác 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình chứng tỏ tổng năng lượng của cá mè trắng chỉ bằng 50% tổng năng lượng của giáp xác

=> Tổng năng lượng của cá mè trắng Bài tập Sinh thái có lời giảiKcal.

b. Hiệu suất đồng hóa năng lượng của tảo

- Tổng năng lượng của tảo silic = 2400000 : 0,2 = 12000000 Kcal.

- Hiệu suất đồng hóa của tảo silic Bài tập Sinh thái có lời giải 

Bài 5:

a. – Số năng lượng tích tụ trong tảo là = 3.106 x 0,3% = 9000 (Kcal)

- Số lượng năng lượng tích lũy trong giáp xác là 9000 x 40% = 3600 (Kcal).

- Số lượng năng lượng tích lũy trong cá là 3600 x 0,15% = 5,4 (Kcal).

b. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo silic là tổng năng lượng bức xạ 

5,4 : (3.106) x 100% = 1,8.10-4% 

Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo:5,4 : 9000 x 100% = 0,06%. 

Bài 6:

a. Theo công thức tính: S = (T - C) x D nên C = T - S / D. 

Thay số vào ta được:


Trứng

Sâu

Nhộng

Bướm

D (ngày)

7,8

37,8

9,4

2 - 3

S (0ngày)

79,2

495,7

98,6

32,3

S/D

10,1538

13,1138

10,4894

10,9333

Từ đó suy ra:

  Bài tập Sinh thái có lời giải  

b. Biết thời gian phát triển của sâu non là 37,8 ngày. Sâu có 5 ngày tuổi nên thời gian phát triển 1 tuổi là 37,8 : 5 = 7,56 ngày.

Theo bài ra, ngày 20/3/2007 phát hiện sâu non ở cuối tuổi thứ 2. Vậy thời gian xuất hiện sâu non 1 tuổi là trước đó 2 x 7,56 = 15,12 (ngày), tức là vào khoảng ngày 5/3/2007.

c. Biết sâu có 5 ngày tuổi mà thời gian phát hiện sâu non ở cuối tuổi thứ hai.

Để phát triển hết giai đoạn, sâu non còn 3 ngày tuồi, tương ứng với thời gian là: 3 x 7,56 = 22,68 (ngày).

Thời gian phát triển nhộng là 9,4 ngày.

Vì vậy để bắt đầu giai đoạn bướm cần: 22,68 + 9,4 = 32,08 (ngày).

Phát hiện sâu non ở cuối tuổi 2 vào ngày 20/3/2007 nên bướm xuất hiện vào khoảng ngày 21 – 22/4/2007.

Bài 7:

     a. Theo công thức: S = S1 x a (1) 

                                   S1 = T x D (2)

Từ công thức (1) suy ra a = S : S1 = 24750 : 8250 = 3 (năm).

Từ công thức (2) suy ra D = S1 : T = 8250 : 25 = 330 (ngày) = 11 (tháng).

Vậy cá mè nuôi ở miền Bắc có thời gian sinh trưởng là 11 tháng và tuổi thành thục là 3 tuổi.

b. Thay các giá trị vào công thức (2) ta có: S1 = 27,2 x 12 x 30 = 9792 (độ/ngày).

Thay các giá trị vào công thức (1) ta có: S = 9792 x 2 = 19584 (độ/ngày).

Bài 8:

a. 90.(20 - k) = 72.(23 - k) 

Ta có nhiệt độ ngưỡng phát triển k = 8oC

Tổng nhiệt cần cho sự phát triển của sâu: T = 90.(20 - 8) = 1080  

b. Số ngày cần cho sự phát triển của sâu ở điều kiện nhiệt độ trung bình 18oC là: Bài tập Sinh thái có lời giải(ngày)

Bài 9:

- Gọi x là số cá thể ốc bươu vàng ở thời điểm bắt lần thứ nhất. Bài tập Sinh thái có lời giải 

- Tốc độ sinh trưởng quần thể là 0,2 - 0,1 = 0,1

Sau 1 năm: Số lượng cá thể của quần thể là 1,1x.

                   Số lượng cá thể đã đánh dấu là 250 - 250 x 0,1 = 225.

Ta có tỉ lệ thức: Bài tập Sinh thái có lời giải 

Vậy số lượng cá thể của quần thể lúc đánh bắt lần thứ nhất là 1227 cá thể.

Bài 10:

- Tổng nhiệt trong tháng xuân hè là: 

30[(17 - 10) + (20 -10) + (23,5 -10) + (27 -10) + (28,7 -10) + (28,8 - 10)] = 2550o

- Số thế hệ sâu xuất hiện trong 6 tháng là:

2550 : 637,5 = 4 (thế hệ)

Bài 11:

a. Áp dụng công thức: Bài tập Sinh thái có lời giải 

- Giai đoạn trứng: Bài tập Sinh thái có lời giải 

- Giai đoạn sâu: Bài tập Sinh thái có lời giải 

- Giai đoạn nhộng: Bài tập Sinh thái có lời giải                                                 

- Giai đoạn bướm: Bài tập Sinh thái có lời giải 

b. Số thế hệ sâu khoang cổ trong một năm:

- Tổng nhiệt hữu hiệu của một thế hệ: 56 + 311 + 188 + 23,6 = 578 (độ/ngày)

- Tổng nhiệt hữu hiệu trung bình trong một năm đối với sự phát triển của các thế hệ sâu khoang cổ là: 

(23,6 - 10) x 365 ngày = 4964 (độ/ngày).

- Số thế hệ/năm của sâu khoang cổ là: Bài tập Sinh thái có lời giải

Bài 12:

Nhu cầu năng lượng của gia đình nhà báo trong ngày: 3500kcal x 5 = 17500kcal.

Với sự chuyển đổi năng lượng là 10% thì năng lượng từ cỏ cần cho đàn nai đủ để nuôi sống gia đình nhà báo: 17500 x 10 x 10 = 1750000 kcal/ngày.

Nếu quy số năng lượng trên thành sản lượng cỏ thì lượng cỏ tương ứng:

 17500 x 3kg = 5250000kg hay 5250 tấn/ngày.

Năng lượng cỏ thực tế để nuôi đàn nai: 25 tấn x 75% = 18,75 tấn/ha.

Diện tích trồng cỏ hay vùng săn mồi của gia đình nhà báo: (365 ngày x 5250):18,75 = 102200 ha.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác: