Theo em, vì sao tác giả gọi dân ca là chớp phải nhớ thương – chong mắt thức?

Câu hỏi Theo em, vì sao tác giả gọi dân ca là chớp phải nhớ thương – chong mắt thức? thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Dân ca

DÂN CA

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Ai hò hẹn thuỷ chung thuở trước

con đò, bến nước, cây đa...

Chớp phải nhớ thương – chong mắt thức

dân ca.

 

Là luyến láy câu xoan, câu ghẹo

Trung du cọ hoá ô xoè

Hội xuân ấy mắt tìm gặp mắt

vừa bén duyên, câu giã bạn tái tê!

 

Là đôi lứa bồi hồi bên cối gạo

 

nhịp mê say trăng cạn đêm rồi

Là xa cách, mong chờ se thắt

ai một mình câu hát ví

Đò ơi!

 

Là đêm trắng nỗi lòng ai day dứt

Đã Hành Vân, Lưu Thuỷ lại Nam Bình

Là xao xuyến rối bời ai hạnh phúc

Lí ngựa ô câu hát đón về dinh

 

Thời gian chín những mùa hoa trái

con đò, bến nước... sẽ về xa

Nhưng thương nhớ thì muôn đời mắc cạn

dân ca.

(Dân ca, in trong Để lại, Nguyễn Trọng Hoàn, NXB Công an Nhân dân, 2021)

Câu hỏi: Theo em, vì sao tác giả gọi “dân ca” là “chớp phải nhớ thương – chong mắt thức”?

Hướng dẫn trả lời:

Tác giả ví dân ca như tia chớp gợi bùng nỗi nhớ thương, khiến người ta thao thức. Dân ca không chỉ là âm nhạc mà còn gắn bó với tình yêu, ký ức, những rung động sâu xa của tâm hồn nên có sức đánh thức, làm lay động tâm trí.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Dân ca chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học