Phân tích 12 dòng thơ cuối của văn bản Ăn tết với mẹ

Câu hỏi Phân tích 12 dòng thơ cuối của văn bản Ăn tết với mẹ trong bài thơ Ăn Tết với mẹ thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Ăn Tết với mẹ

ĂN TẾT VỚI MẸ

(Vĩnh Mai)

Con là cán bộ phương xa đến
Ăn tết hôm nay với mẹ già
Ngồi bên bếp lửa sáng loà
Con nghe mẹ kể gần xa trầm trồ:

- Mẹ thương đoàn lính Cụ Hồ
Hôm nay ăn tết ở vô phương nào
Đồng lương chẳng có là bao
Có không cũng ở đồng bào mà thôi
Mẹ già, chợ búa xa xôi
Con ăn với mẹ lưng xôi mẹ mừng
Tết xưa bánh mật bánh chưng
Mà chưa độc lập cũng không vui gì..."

Mẹ ngồi, mẹ nói, mẹ khoe
Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh
- "Mình đây cực khổ cũng đành
Tết ni tiết kiệm để dành sang năm
Phòng khi bộ đội về làng
Không chi thì cũng khoai lang nước chè
Anh em cực khổ nhiều bề
Có con có mẹ đi về là vui..."

Lửa vờn nồi nước bừng sôi
Con nghe ngon miệng lưng xôi vợi dần
Mẹ rằng: "Con cố mà ăn
Chỉ con với mẹ để phần cho ai?"
Mẹ ngồi mẹ ngó con nhai
Mẹ nhìn con nuốt mà hai mắt cười
Bỗng nhiên mắt mẹ sáng ngời:
- "Tết ni Cụ đã mấy mươi tuổi rồi?"
Bên bếp lửa ngồi nghe mẹ kể
Con thấy lòng thấm thía tình thương
Ngày mai con bước lên đường
Mẹ ơi! Con mẹ coi thường gian lao

(Vĩnh Mai, Đất đen và hoa thắm, NXB Hội Nhà văn, 1982)

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 12 dòng thơ cuối của văn bản “Ăn tết với mẹ” được trích trong phần Đọc hiểu.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Phân tích 12 dòng thơ cuối của văn bản “Ăn tết với mẹ”.

- Hệ thống ý:

- Nội dung chủ đề: Vẻ đẹp của người mẹ miền Trung thời kì kháng chiến chống Mĩ

+ Mẹ là người yêu thương, chăm chút, ân cần, lo lắng cho người chiến sĩ như với con đẻ: mẹ nhường phần xôi nhà cho các anh no bụng.

+ Mẹ hạnh phúc, xúc động khi được chăm các anh, nhìn các anh ngon miệng.

+ Mẹ yêu kính Bác Hồ bởi đó là lãnh tụ dân tộc, đại diện cho ý chí giải phóng đất nước.

+ Mẹ trở thành nguồn động viên lớn lao để người lính chiến đấu.

=> Tác giả thấu hiểu, kính trọng và biết ơn mẹ.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Cách ngắt nhịp, gieo vần tạo nên âm hưởng trùng điệp, giàu nhạc tính góp phần thể hiện tình cảm sâu sắc của người lính với mẹ.

+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, cách trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật đã tô đậm khắc họa rõ nét hình ảnh mẹ.

+ Điệp từ “Mẹ” cùng phép điệp cấu trúc “mẹ rằng” “mẹ ngồi” “mẹ ngó” “mẹ nhìn” “mẹ kể” khắc họa đậm nét hình ảnh người mẹ chu đáo, ân cần, yêu thương bộ đội…

+ Tiếng gọi Mẹ ơi! được tách ra rất hàm súc cô đọng thể hiện sâu sắc tình cảm xúc động nghẹn ngào.

+ Hình ảnh ẩn dụ “bước lên đường” gợi ra cuộc đấu tranh đầy cam go gian khổ

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Thể hiện rõ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời mỗi người.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội được gợi nhắc từ bài thơ.

Đoạn văn tham khảo

Mười hai dòng thơ cuối bài “Ăn Tết với mẹ” khắc họa sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu đất nước đậm đà của người mẹ Việt Nam trong kháng chiến. Trong không gian ấm cúng bên bếp lửa ngày Tết, hình ảnh mẹ “ngồi mẹ ngó con nhai”, “mắt cười” rồi “sáng ngời” vừa thể hiện niềm hạnh phúc giản dị khi được ăn Tết cùng con, vừa thể hiện chiều sâu của tình mẫu tử mộc mạc mà thắm thiết. Câu hỏi của mẹ: “Tết ni Cụ đã mấy mươi tuổi rồi?” không chỉ là lời hỏi vu vơ, mà còn là lời nhắc nhớ đến vị lãnh tụ kính yêu – Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập dân tộc. Từ đó, người con càng thấm thía tình thương của mẹ, cảm nhận sâu sắc hơn lý tưởng cách mạng, càng thêm vững tin bước tiếp trên con đường gian lao vì Tổ quốc. Lời thơ nhẹ nhàng, giản dị nhưng thấm đẫm chất thơ và cảm xúc, cho thấy sự giao hòa giữa tình mẹ và tình nước – hai nguồn sức mạnh nuôi dưỡng tâm hồn người lính trên mọi nẻo đường kháng chiến.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Ăn Tết với mẹ chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học