16 Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Cánh diều (đầy đủ nhất)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 8.

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 bản word có lời giải chi tiết:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

1. Khái niệm viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là một dạng văn bản nhằm trình bày, phân tích, và bày tỏ quan điểm về một hiện tượng, vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Các vấn đề này thường xoay quanh mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, đất nước, hoặc những giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống, và trách nhiệm xã hội.

2. Mục đích viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Mục đích của bài viết nghị luận về một vấn đề trong đời sống là nhằm làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề được nêu ra, từ đó giúp người đọc, người nghe nhận thức sâu sắc hơn về nó. Thông qua các lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục và dẫn chứng cụ thể, bài viết hướng đến việc thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, đồng thời khơi gợi ý thức trách nhiệm, tinh thần xây dựng, và hành động tích cực vì cộng đồng và đất nước. Ngoài ra, bài viết còn góp phần nâng cao giá trị nhân văn, khích lệ lối sống đẹp, hướng tới việc xây dựng một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.

3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Phương diện

Đặc điểm

Nội dung

Vấn đề được chọn thường là các hiện tượng, sự kiện, tình huống, hoặc giá trị trong đời sống xã hội, như lối sống, đạo đức, môi trường, giáo dục, văn hóa, hoặc các vấn đề xã hội nổi bật. Người viết phải xác định rõ vấn đề cần nghị luận và thể hiện được sự quan tâm, nhận thức của mình đối với nó.

Luận điểm rõ ràng

Bài văn nghị luận cần có các luận điểm cụ thể, rõ ràng, logic. Luận điểm chính là ý kiến hoặc quan điểm mà người viết muốn khẳng định. Mỗi luận điểm cần được trình bày một cách thuyết phục và được làm sáng tỏ qua các luận cứ và dẫn chứng.

Hệ thống luận cứ chặt chẽ

Luận cứ là các lý lẽ, bằng chứng để minh họa và chứng minh cho luận điểm. Luận cứ cần chính xác, thuyết phục, đa dạng và liên quan trực tiếp đến vấn đề. Có thể lấy từ thực tế, sách báo, hoặc trải nghiệm cá nhân.

Thể hiện góc nhìn cá nhân

Bài viết cần bộc lộ quan điểm riêng của người viết về vấn đề, nhưng phải dựa trên nền tảng lý lẽ và thực tế. Quan điểm cá nhân cần có sự cân nhắc, không cực đoan, phiến diện, mà thể hiện được sự khách quan và tính nhân văn.

Liên hệ thực tiễn

Một bài nghị luận hay cần gắn bó chặt chẽ với các vấn đề thực tiễn, đưa ra các ví dụ minh họa từ đời sống. Liên hệ phù hợp, đúng đắn và có ý nghĩa giáo dục.

4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến.

- Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.

- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.

- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

5. Dàn ý chung đối với kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

a) Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

+ Nêu vấn đề đời sống xã hội liên quan đến con người và cộng đồng, đất nước.

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.

- Dẫn dắt và nêu luận đề:

+ Dẫn dắt từ thực tế hoặc một câu chuyện, câu nói nổi bật.

+ Nêu luận đề chính của bài viết (quan điểm hoặc nhận xét ban đầu).

b) Thân bài

* Giải thích vấn đề

- Làm rõ nội dung của vấn đề nghị luận:

+ Vấn đề là gì?

+ Ý nghĩa của vấn đề trong đời sống xã hội.

* Phân tích và chứng minh

- Trình bày các luận điểm chính:

+ Luận điểm 1: Phân tích vai trò, ý nghĩa của vấn đề đối với con người, cộng đồng hoặc đất nước.

▪ Dẫn chứng minh họa cụ thể, có tính thuyết phục.

+ Luận điểm 2: Trách nhiệm của mỗi cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện, bảo vệ giá trị của vấn đề.

▪ Dẫn chứng, liên hệ thực tế rõ ràng.

* Phản biện và mở rộng

- Phản bác các quan điểm sai lệch, nhận thức chưa đúng về vấn đề.

- Mở rộng vấn đề bằng cách liên hệ với các giá trị, hiện tượng tương tự trong xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động

- Đưa ra bài học cá nhân và bài học chung cho xã hội:

+ Nhận thức sâu sắc về vấn đề.

+ Đề xuất những hành động cụ thể, thiết thực để giải quyết hoặc thúc đẩy giá trị của vấn đề.

c) Kết bài

- Tóm lược nội dung:

+ Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.

- Lời kêu gọi và nhắn nhủ:

+ Kêu gọi ý thức, trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng.

+ Nhắn nhủ tinh thần tích cực để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

a. Kỹ năng xác định vấn đề nghị luận

Để làm tốt dạng bài này em cần hiểu rõ yêu cầu của đề bài, xác định chính xác vấn đề cần bàn luận. Tiếp đến em nên đọc kỹ đề để phân biệt đâu là nội dung chính và nội dung phụ. Từ đó phân tích vấn đề trong mối quan hệ với các khía cạnh thực tiễn và xã hội.

b. Kỹ năng thu thập và lựa chọn dẫn chứng

Để bài viết thêm thuyết phục em cần tìm kiếm dẫn chứng từ thực tế đời sống, sách báo, các sự kiện nổi bật hoặc trải nghiệm cá nhân. Chọn lọc dẫn chứng phù hợp, chính xác và có giá trị minh họa rõ ràng cho luận điểm. Kết hợp các dẫn chứng khách quan và cảm nhận chủ quan để tăng tính thuyết phục.

c. Kỹ năng lập luận

Bài viết cần được trình bày ý kiến rõ ràng, em nên xây lập luận mạch lạc, dễ hiểu, không lạc đề. Sử dụng lý lẽ thuyết phục đưa ra các lý lẽ logic, phân tích sâu sắc để làm rõ luận điểm bằng cách liên kết luận điểm với dẫn chứng, mỗi luận điểm em cần có dẫn chứng cụ thể và được giải thích, phân tích kỹ càng.

d. Kỹ năng viết mở bài hấp dẫn

Để mở bài của mình hấp dẫn em nên bắt đầu bằng một câu hỏi, câu nói nổi tiếng, hay một hiện tượng đời sống để tạo sự chú ý. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo câu nói đó có liên quan đến vấn đề cần nghị luận.

e. Kỹ năng triển khai thân bài hiệu quả

Trong phần thân bài em nên phân tích vấn đề đa chiều: Đặt vấn đề trong mối quan hệ nhân quả. Phân tích cả mặt tích cực và tiêu cực (nếu có). Từ đó đưa ra liên hệ thực tế, gắn vấn đề với các sự kiện, ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ và sinh động.

g. Kỹ năng viết kết bài ấn tượng

Trong phần kết bài em nên tóm tắt lại ý chính của bài viết. Sau đó khẳng định quan điểm cá nhân. Để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc qua lời kêu gọi, câu hỏi gợi mở, hoặc một nhận định sâu sắc.

7. Một số bài tập liên quan đến viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Đề 1: Em hãy viết một bài văn bày tỏ quan điểm của bản thân về trách nhiệm của người trẻ với đất nước

* Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề:

+ Đất nước là ngôi nhà chung, nơi mỗi người sinh ra và lớn lên.

+ Người trẻ là thế hệ kế thừa, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

- Dẫn dắt vào vấn đề:

+ Trách nhiệm của người trẻ đối với đất nước là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực, cần được quan tâm và thực hiện.

II. Thân bài

1. Giải thích trách nhiệm của người trẻ với đất nước

- Trách nhiệm là ý thức và hành động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

- Đó là sự cống hiến sức lực, trí tuệ và tinh thần vì lợi ích chung, vì tương lai của cộng đồng.

2. Phân tích vai trò của người trẻ trong việc thực hiện trách nhiệm

- Luận điểm 1: Người trẻ là lực lượng chính tạo ra sự đổi mới và sáng tạo.

+ Với sức khỏe, trí tuệ, và năng lượng, người trẻ có thể đi đầu trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa...

+ Dẫn chứng: Những đóng góp của các nhà khoa học trẻ, doanh nhân trẻ, tình nguyện viên trẻ.

- Luận điểm 2: Người trẻ có vai trò bảo vệ và phát huy truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc.

+ Việc gìn giữ bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập là trách nhiệm lớn lao.

+ Dẫn chứng: Các phong trào bảo vệ di sản văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới.

- Luận điểm 3: Tinh thần trách nhiệm trong các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường, giáo dục, và xây dựng xã hội công bằng, văn minh.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Cánh diều, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học