Câu khiến lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Câu khiến lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Câu khiến (câu cầu khiến) là gì?
- Khái niệm: Câu khiến (câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn… của người nói, người viết với người khác.
- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- Ví dụ: Cả lớp trật tự! (Đây là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh)
II. Nhận biết đặc điểm của câu khiến
- Những câu cầu khiến sẽ có những từ mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu như là:
+ Thôi, đừng lo lắng (từ Thôi, đừng - Để khuyên bảo).
+ Cứ về đi (từ Đi - Để yêu cầu).
+ Đi thôi con (từ Đi, thôi - Để yêu cầu).
- Hai câu giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ngữ điệu đọc cũng khác nhau.
a. Nãy anh Tuấn gọi bạn làm gì vậy?
- Mở cửa.
"Mở cửa" ở đây là câu trần thuật dùng để trả lời câu hỏi.
b. Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!
"Mở cửa" ở đây là câu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị.
Rút ra kết luận:
+ Câu cầu khiến có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...
+ Khi viết có dấu chấm than cuối câu hoặc dấu (.)
III. Chức năng của câu khiến
- Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh:
Ví dụ: Hãy mở cửa khi khách bước vào!
- Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị:
Ví dụ: Cậu cất hộ tớ hộp bút vào cặp với nhé!
- Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên:
Ví dụ: Đừng tự trách bản thân nữa! Con đã làm hết sức rồi mà.
IV. Những lưu ý khi sử dụng câu khiến
– Chỉ nên sử dụng khi yêu cầu người khác thực hiện công việc hay hành động nào đó. Thường sẽ là ra mệnh lệnh trực tiếp để người khác thực hiện công việc.
– Có thể sử dụng dạng câu này để nhờ vả sự giúp đỡ, trợ giúp từ một người nào đó khác.
– Khi muốn dùng những từ như: hãy, đừng, chớ, nên… thì nhớ phải thêm vào phía trước phần động từ của một câu.
– Các từ đi, thôi, nào… nên đặt ở cuối của một câu.
– Trường hợp một lời đề nghị có các từ như: xin, hãy, mong… sẽ được xuất hiện ở vị trí đầu mỗi câu.
– Không giống câu cảm thán, loại câu này được sử dụng trong văn bản hành chính và hợp đồng.
V. Bài tập về câu khiến
Bài 1. Tìm câu khiến trong những câu sau đây:
a. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:
- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Lọ nước thần
b. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”
Hà Đình Cẩn
Trả lời:
- Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
- Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Bài 3. Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị.
Trả lời:
a. Nói với bạn:
Hoa ơi, cậu lấy giúp mình quyển sách ở trên bàn với!
b. Nói với anh, chị:
Anh giảng cho em bài toán này với nhé!
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
- Câu cảm lớp 8
- Câu kể lớp 8
- Câu phủ định lớp 8
- Câu khẳng định lớp 8
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ lớp 8
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)