Cảm nhận về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến

Câu hỏi Cảm nhận về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến trong bài thơ Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn

CẠNH MẸ CHA TA LẠI ĐƯỢC VUÔNG TRÒN

(Nguyễn Đình Cường)

Lúc lên đường con hứa với mẹ cha
Nước thống nhất con về xây tổ ấm
Vợ của con phải như là cô tấm
Ông bà vui khi có cháu bế bồng!

 

Mẹ cha chờ nay tóc bạc, răng long
Con mãi miết chỗ trạm dừng, ngọn suối?
Nơi rừng sâu sốt rét thừa, thiếu muối?
Sợ bạn buồn sao không dám chia tay?

 

Mẹ nằm mơ giữa giấc ngủ ban ngày
Con vẫn trẻ tuổi đôi mươi phơi phới
Rồi như thể cha vẫn ngồi chờ đợi
Bữa cơm trưa sau những buổi cày, bừa

 

Việc của trời chỉ có nắng và mưa
Người già cả đủ thứ lo mà tội
Mắt mẹ cha đã mờ nhìn không nổi
Khi con về đâu thấy rõ mặt con!

 

Ngồi chờ mong thân ngày một héo mòn
Cứ sớm tối xoa sờn mờ di ảnh
Nhưng niềm tin đã hết dần lấp lánh
Theo mẹ cha đi về chỗ con nằm

 

Cõi niết bàn ở nơi đó xa xăm
Con về cạnh bên đài sen - Mẹ đón!
Vẫn cưng con như những ngày đỏ hỏn
Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn!

(https://baodaknong.vn 16/01/2023)

Câu hỏi: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến trong bài thơ Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn (Nguyễn Đình Cường).

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Trình bày cảm nhận về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến trong bài thơ.

- Hệ thống ý:

+ Tình yêu thương, kỳ vọng của cha mẹ khi con lên đường

. Người con ra đi trong niềm tin và hứa hẹn: khi đất nước thống nhất sẽ trở về dựng xây tổ ấm.

. Cha mẹ mong mỏi hạnh phúc trọn vẹn cho con: có vợ hiền, có cháu bồng bế.

→ Niềm mong mỏi đời thường nhưng tha thiết.

+ Nỗi lo âu, day dứt và nhớ thương theo năm tháng

. Tóc cha mẹ bạc, mắt mờ, sức tàn dần vì chờ con.

. Hình ảnh con mãi ở nơi rừng sâu, bệnh tật, không dám rời đồng đội khiến cha mẹ xót xa.

. Những giấc mơ ban ngày, những bữa cơm chờ con không đến – gợi cô đơn, đau đáu.

+ Sự tan vỡ của hy vọng và nỗi đau tột cùng

. Dù hy vọng đã tàn, cha mẹ vẫn xoa di ảnh con mỗi ngày.

. Hình ảnh “niềm tin đã hết dần lấp lánh” gợi cảm giác tan vỡ từ từ, âm thầm và cay đắng.

+ Sự đoàn tụ trong cõi niết bàn – yêu thương vẹn tròn

. Dù chỉ là trong cái chết, cha mẹ và con mới “được vuông tròn” bên nhau.

. Tình cha mẹ vẫn trọn vẹn, vẫn “cưng con như những ngày đỏ hỏn”.

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Thể hiện rõ cảm nhận về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến trong bài thơ.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội được gợi nhắc từ bài thơ.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn của Nguyễn Đình Cường là một tiếng lòng da diết, đầy cảm động về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho người con ra đi kháng chiến. Ngay từ khi con lên đường, cha mẹ đã gửi gắm bao hy vọng: mong con trở về khi đất nước hòa bình, xây dựng tổ ấm, có cháu cho ông bà vui vầy. Nhưng chiến tranh kéo dài, con mãi miết giữa rừng sâu, nơi khắc nghiệt của bệnh tật và hiểm nguy. Nỗi nhớ con khiến mẹ cha hao mòn theo năm tháng, từ mái tóc bạc, đôi mắt mờ đến những giấc mơ ban ngày, bữa cơm trưa trống vắng. Dù hy vọng dần tắt, cha mẹ vẫn xoa di ảnh con, giữ trong tim một niềm tin lặng lẽ. Khi con đã hóa thân vào đất, chỉ trong cõi niết bàn, họ mới lại được đoàn tụ. Tình cảm cha mẹ vẫn vẹn nguyên, vẫn yêu thương con “như những ngày đỏ hỏn”. Bài thơ gợi lên nỗi đau lặng thầm và thiêng liêng của hậu phương, khiến người đọc càng thấu hiểu và trân trọng hơn những hy sinh âm thầm của những bậc sinh thành trong chiến tranh.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học