Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh dây bầu trong bài thơ Dây bầu và bức tường mảnh chai

Câu hỏi Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh dây bầu trong bài thơ Dây bầu và bức tường mảnh chai thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Dây bầu và bức tường mảnh chai

DÂY BẦU VÀ BỨC TƯỜNG MẢNH CHAI

(Trần Thị Nương)

Trên bức tường mảnh chai dây bầu xanh thanh thản.
Mảnh vỡ sinh ra từ vỏ nào rỗng tuếch
dây bầu sinh ra từ đất mẹ xửa xưa.

Mảnh chai tua tủa - dây lan óng mềm
mảnh chai nhọn hoắt - hoa cười hồn nhiên.

Ðom đóm bay qua bức tường mảnh chai
gặp dây bầu bật lên thành đốm lửa.
Ðàn chim bay qua bức tường mảnh chai
gặp dây bầu hát lên thành cung bậc.

Mặt trời đi qua bức tường mảnh chai
trổ những nụ trắng ngần
hóa thành dây ánh sáng.

Trên bức tường
mảnh chai cứa vào không gian
dây bầu
ung dung
trĩu quả...

(Dây bầu và bức tường mảnh chai, trích Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, tập 2, Trần Thị Nương, NXB Hội Nhà văn, 2010)

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh dây bầu trong bài thơ Dây bầu và bức tường mảnh chai của Trần Thị Nương.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Cảm nhận về hình ảnh dây bầu trong bài thơ Dây bầu và bức tường mảnh chai của Trần Thị Nương.

- Hệ thống ý:

+ Dây bầu là hình ảnh tả thực, mọc lên bức tường chi chít mảnh chai. Đó là dây bầu xanh tốt đang đơm hoa, kết trái.

+ Từ hình ảnh thực, liên tưởng của nhà thơ đã biến dây bầu thành hình ảnh nhân hoa: dây bầu hồn nhiên, ung dung xanh tốt và trổ hoa; bien bức tường mảnh chai thành một tác phẩm nghệ thuật mà mỗi tác nhân từ bên ngoài (đom đóm, đàn chim, mặt trời) đều có thể tạo ra những vẻ đẹp bất ngờ. Hình ảnh này vì vậy biến thành biểu tượng ca ngợi sự sống kì diệu.

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Thể hiện rõ suy nghĩ, cảm nhận về ý nghĩa hình ảnh dây bầu trong bài thơ.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận .

Đoạn văn tham khảo

Có những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đi xuyên qua trái tim nhà thơ, vút lên thành vần thơ lóng lánh. Và hình ảnh dây bầu trong bài thơ “Dây bầu và bức tường mảnh chai” của Trần Thị Nương chính là vẻ đẹp như vậy của đời sống, và của cả thơ ca diệu kì. Dây bầu là hình ảnh trung tâm trong bài thơ được thể hiện bằng thể thơ tự do phóng khoáng với giọng thơ giản dị, mộc mc, trong trẻo. Đó trước hết là hình ảnh thực của đời sống về một loài cây dây leo rất gần gũi với con người. Nhưng ở đây, dây bầu mọc lên từ một nơi thật đặt biệt: “Trên bức tường mảnh chai". Nhà thơ đã có cái nhìn thật sâu xa khiến hình ảnh dây bầu mang ý nghĩa biểu tượng cho đời sống. Dây bầu - sự sống có thể “sinh ra” từ cái chết - "mảnh vỡ", từ sự vô định - "rỗng tuếch”, cả từ quá khứ “đất mẹ xửa xưa”. Và bằng nghệ thuật tương phản được sử dụng một cách vừa tự nhiên, vừa tài tình, hình ảnh dây bầu trở thành tượng trưng cho cái đẹp, và ta đã thấy rằng cái đẹp cũng có thể song hành cũng tồn tại với những điều xấu xí, thô kệch: “Mảnh chai tua tủa - dây lan óng mềm/ mảnh chai nhọn hoắt - hoa cười hồn nhiên.”. Biện pháp tu từ nhân hóa càng làm hình ảnh dây bầu trở nên gợi hình, gợi cảm, sinh động và giàu sức sống hơn. Hình ảnh thơ còn gợi cho ta đến phát hiện của nhà thơ Chiyo về sự giao hòa của đời sống trong bài thơ hai-ku tuyệt diệu:

“Ôi hoa triêu nhan

Dây gàu vương hoa bên giếng

Đành xin nước nhà bên”

Sự sống và mối giao hòa kì diệu của dây bầu trên bức tường mảnh chai ấy dường như trở thành một tấm màng lọc, mà mọi điều đi qua nó đều trở nên thăng hoa, đẹp đẽ một cách bất ngờ. Đó là “Đom đóm” đã thành “đốm lửa", là “Đàn chim” cất cao tiếng hót "“thành cung bậc”. Và sự sống cũng điểm tô cho dây bầu thêm phần đẹp đẽ: “Mặt trời” khiến dây bầu “trổ những nụ trắng ngần/ hóa thành dây ánh sáng”. Kết thúc bài thơ, hình ảnh dây bầu đã hiện lên trong một vẻ đẹp mới dù sự dữ dội vẫn còn đấy: “mảnh chai cứa vào không gian”. Đó là trạng thái của dây bầu “ung dung" đầy tự nhiên, ôm ấp trong mình thêm sự sống mới “trĩu quả”. Hình ảnh dây bầu trong bài thơ đã trở thành biểu tượng thể hiện cái nhìn tích cực, lạc quan, yêu cuộc sống ... của con người. Thông qua hình ảnh ấy, nhà thơ ngợi ca sức mạnh của sự sống kì diệu, khẳng định khả năng tác động của sự sống dù là nhỏ bé đến cuộc đời. Hình ảnh dây bầu trên bức tường mảnh chai là một phát hiện tinh tế của nhà thơ về đời sống, trở thành biểu tượng giàu ý nghĩa, mang lại giá trị sâu sắc cho bài thơ.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Dây bầu và bức tường mảnh chai chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học