Công thức, cách làm bài tập Định luật Ôm (hay, chi tiết)
Công thức Định luật Ôm Vật Lí lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết Cách làm bài tập Định luật Ôm từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 9.
Bài viết Công thức Định luật Ôm gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và 3 Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức Định luật Ôm Vật Lí 9.
1. Định nghĩa
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
2. Công thức
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (Ω)
3. Mở rộng
- Từ công thức định luật Ôm, ta dễ dàng suy ra được các công thức liên quan đến các đại lượng có trong công thức là U và R:
- Với hiệu điện thế, ta có một số đơn vị thường dùng là vôn (V), milivôn (mV), kilôvôn (kV).
+ 1 mV = 10-3 V
+ 1 kV = 1000 V = 1000000 mV
- Với cường độ dòng điện, ta có một số đơn vị thường dùng là ampe (A), miliampe (mA), microampe .
+ 1 mA = 10-3A
+ 1μA = 10-3mA = 10-6A
- Với điện trở, ta có một số đơn vị thường dùng là ôm (Ω), kilôôm( kΩ ), miliom (mΩ)
+ 1 kΩ = 1000Ω
+ 1 kΩ = 1000Ω = 1000000mΩ
4. Bài tập minh họa
Bài tập 1: Đặt nguồn điện một chiều có hiệu điện thế U = 3,6V vào hai đầu một điện trở có R = 6Ω. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Lời giải:
Áp dụng công thức định luật Ôm
Bài tập 2: Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó?
Lời giải:
Theo giả thiết, ta có:
Bài tập 3: Đặt một hiệu điện thế U = 3,6V vào hai đầu một điện trở thì có dòng điện I = 0,6A đi qua điện trở. Tính giá trị của điện trở.
Lời giải:
Bài tập 4: Một bóng đèn có điện trở Rđ = 6Ω và hiệu điện thế định mức Uđm = 12V. Tìm cường độ dòng điện tối đa có thể đi qua bóng đèn. Cho biết đèn sẽ bị hỏng khi dòng điện qua đèn có giá trị lớn hơn 20% giá trị định mức.
Lời giải:
Cách 1: Tìm giá trị hiệu điện thế tối đa Umax, sau đó áp dụng công thức định luật Ôm để tìm Imax.
Umax = Uđm + 0,2Uđm = 1,2Uđm = 1,2.12 = 14,4 ( V )
Cách 2: Áp dụng công thức định luật Ôm để tìm cường độ dòng điện định mức Iđm, sau đó tìm giá trị cường độ dòng điện tối đa Imax.
=> Imax = Iđm + 0,2Iđm = 1,2Iđm = 1,2.2 = 2,4 ( V )
5. Bài tập bổ sung
Bài 1: Một dây dẫn bằng nikelin có tiết diện tròn, điện trở suất ρ = 0, 4.10-6 Ω.m. Đặt một hiệu điện thế 220 V vào hai đầu dây dẫn ta đo được cường độ dòng điện bằng 2 A chạy qua. Tính điện trở của dây và tiết diện của dây dẫn biết rằng dây dẫn có chiều dài 5,5 m?
Bài 2: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 10 Ω mắc nối tiếp điện trở R2 = 20 Ω. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế U = 12 V.
a) Tìm điện trở tương đương của mạch.
b) Tìm cường độ dòng điện trong mạch.
c) Tìm hiệu điện thế hai đầu mới điện trở.
Bài 3: Một dây dẫn bằng nicrom dài 30 m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220 V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
Bài 4: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3 A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4 V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
Bài 5: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12 V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có giá trị là bao nhiêu?
Bài 6: Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6 V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi có cường độ là 0,5 A (cường độ dòng điện định mức). Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6 V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao? Cho rằng điện trở của mỗi bóng đèn trong trường hợp này có giá trị như khi sáng bình thường.
Bài 7: Đặt nguồn điện một chiều có hiệu điện thế U = 3,6 V vào hai đầu một điện trở R. Biết dây dẫn có chất liệu từ nikêlin có điện trở suất là 0,40.10-6 Ωm, có độ dài tổng cộng là 1,964 m và đường kính tiết diện là 0,5 mm. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Bài 8: Ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 = 3 V, U2 = U3 = 6 V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 12 Ω. Hãy chứng tỏ rằng có thể mắc ba bóng đèn này vào hiệu điện thế U = 9 V để các đèn khác đều sáng bình thường.
Bài 9: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 6 V, U2 = 3 V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 5 Ω và R2 = 3 Ω. Cần mắc hai đèn này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9 V để hai đèn sáng bình thường.
a) Tính cường độ dòng điện định mức của hai bóng đèn.
b) Lập luận và vẽ sơ đồ mạch điện.
Bài 10: Cho mạch điện có sơ đồ như hình, trong đó điện trở R1 = 9 Ω; R2 = 15 Ω; R3 = 10 Ω; dòng điện đi qua R3 có dường độ là I3 = 0,3 A.
a) Tính các cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua các điện trở R1 và R2.
b) Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 9 quan trọng hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)