Ma trận đề thi Học kì 2 Hóa học 12 năm 2024

Tài liệu Ma trận đề thi Học kì 2 Hóa học 12 năm 2024 mới nhất gồm bảng đặc tả và 3 đề thi có đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng Ma trận đề thi Học kì 2 Hóa học 12 năm 2024 sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn tập, luyện đề hiệu quả từ đó đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học lớp 12.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: HÓA HỌC 12– THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT 

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

điểm


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


Số CH

Thời gian

(phút)


Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL


1

Chương 5. Đại cương về kim loại

Điều chế kim loại

1

0,75

1

1

1*




2


1,75

5


2

Chương 6:

Kim loại kiềm. Kim loại kiềm thổ. Nhôm

Kim loại kiềm 

2

1,5

1

1

1*




3


2,5

7,5


3

Kim loại kiềm thổ và hợp chất

4

3

2

2

1*




6


5

15


4

Nhôm và hợp chất

2

1,5

2

2

1*

4,5



4

1

8

20


5

Chương 7:

Sắt và một số kim loại quan trọng

Sắt 

2

1,5

1

1

1*


1**

6

2

1

8,5


12,5


6

Hợp chất của sắt

2

1,5

1

1

1*


1**


3


2,5

7,5


7

Crom và hợp chất

2

1,5

1

1

1*




3


2,5

7,5


8

Chương 9:

Hóa học với vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường

Hóa học và vấn đề môi trường

1

0,75







1


0,75

2,5


9


Tổng hợp kiến thức vô cơ



3

3

1*

4,5

1**

6

3

2

13,5

22,5


Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

100%


Tỉ lệ % 

40%

30%

20%

10%






Tỉ lệ chung

70%

30%





Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

- Mỗi câu trắc nghiệm khách quan được tính 0,25 điểm, các câu hỏi tự luận được cho điểm cụ thể trong hướng dẫn chấm theo tỉ lệ như trong ma trận.

- Đã chọn câu mức độ “vận dụng” ở đơn vị kiến thức này thì không chọn câu “vận dụng cao” ở đơn vị kiến thức đó và các câu trong cùng mức độ nhận thức không chọn vào cùng một nội dung.

- (1* ) Giáo viên có thể ra 2 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng ở đơn vị kiến thức: (1)→ (7) hoặc (9)

- (1**) Giáo viên có thể ra 2 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng cao ở đơn vị kiến thức: (5) hoặc (6) hoặc (9) 

Đề thi Học kì 2 năm học 2021

Môn thi Hóa học - Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mức độ: Nhận biết

Câu 1. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? 

A. Ag.

B. Na.

C. Ca.

D. K.

Câu 2. Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thuộc nhóm nào sau đây?

A. IA.

B. IIA.

C. IIB.

D. IB.

Câu 3. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?

A. Na.

B. K.

C. Cu.

D. Cs.

Câu 4. Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng…Thành phần chính của đá vôi là CaCO3. Tên gọi của CaCO3

A. canxi oxit.

B. canxi cacbua.

C. canxi carbonate 

D. canxi sunfat.

Câu 5. Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất clorua vôi, sản xuất đường từ mía, làm mềm nước…Công thức của calcium hydroxide là

A. CaCO3.

B. Ca(OH)2.

C. KOH.

D. CaO.

Câu 6. Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion 

A. Ca2+ và Mg2+.

B. Ba2+ và Na+.

C. K+ và Fe2+.

D. Fe2+ và Fe3+.

Câu 7. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

A. ns1.

B. ns2

C. ns2 np1

D. ns2 np2.

Câu 8. Trong các chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?

A. Al2O3.

B. Al(OH)3.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3

Câu 9. Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? 

A. HCl đặc, nguội

B. HNO3 đặc, nguội.

C. NaOH.

D. CuSO4

Câu 10. Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?

A. Fe.

B. Na.

C. Mg.

D. Al.

Câu 11. Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. CaCl2.

B. NaCl.

C. BaCl2.

D. CuCl2

Câu 12. iron (II) oxide có công thức hóa học là

A. Fe2O3.

B. FeO .

C. Fe3O4.

D. Fe(OH)2.

Câu 13. Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. FeSO4.

B. FeSO3.

C. Fe2O3.

D. Fe(NO3)2.

Câu 14. Trong các kim loại: Fe, Al, Na, Cr, kim loại cứng nhất là

A. Fe.

B. Au.

C. W.

D. Cr.

Câu 15. Ở nhiệt độ thường, Cr tác dụng được với phi kim nào sau đây? 

A. O2.

B. Cl2.

C. F2.

D. N2.

Câu 16. Chất khí nào sau đây là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. SO2.

B. CO2.

C. NH3.

D. N2.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 17. Cho luồng khí CO (dư) qua ống sứ chứa hỗn hợp Fe3O4, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm 

A. Fe3O4, Al và MgO.

B. Fe, Al và Mg. 

C. Fe, Al và MgO.

D. Fe, Al2O3 và MgO. 

Câu 18. Cho 1,794 gam kim loại X phản ứng vừa đủ với 0,039 mol Cl2. Kim loại X là

A. K.

B. Na.

C. Li.

D. Ag.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.        

B. Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ đều có số oxi hóa +2.       

C. Ở nhiệt độ thường, các kim loại kiềm thổ đều khử được H2O.     

D. Khi phản ứng với lưu huỳnh, kim loại kiềm thổ khử nguyên tử lưu huỳnh thành ion âm.

Câu 20. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là 

A. 1,97 gam.

B. 3,00 gam

C. 3,94 gam

D. 5,91 gam.

Câu 21. Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với AlCl3

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2. 

Câu 22. Cho các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

 A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 23. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III)?

A. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.                                   

B. Cho Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3

C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.                            

D. FeO vào dung dịch HCl.

Câu 24. Khử hoàn toàn m gam FeO bằng khí CO (dư) ở nhiệt độ cao, thu được 0,12 mol khí CO2. Giá trị của m là

A. 7,2.

B. 8,64.

C. 6,72.

D. 5,6.

Câu 25. Dung dịch X chứa K2Cr2O7 có màu da cam. Thêm dung dịch Y vào X, thu được dung dịch có màu vàng. Dung dịch Y là

A. Na2SO4.

B. KOH.

C. H2SO4.

D. KCl.

Câu 26. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa?

A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch MgCl2.

B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch KCl.

C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al(NO3)3.

D. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thạch cao nung dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gẫy xương.

B. Bột nhôm bốc cháy khi tiếp xúc với khí oxi ở điều kiện thường.

C. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.

D. Na2CO3 được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm.

Câu 28. Ở nhiệt độ thường, kim loại M phản ứng với H2O, tạo ra hợp chất trong đó M có số oxi hóa +2. Kim loại M là

A. Na.

B. Al.

C. Ca.

D. Be.

PHẦN TỰ LUẬN.

Mức độ: Vận dụng

Câu 29 (1 điểm)Chia m gam hỗn hợp X gồm K và Al thành hai phần bằng nhau. 

- Cho phần một vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2.

- Cho phần hai vào dung dịch KOH dư, thu được 0,784 lít khí H2.

Biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính m. 

Câu 30 (1 điểm): Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm trên.

Mức độ: Vận dụng cao

Câu 31 (0,5 điểm)Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau:

                                           X → Fe → Y → Fe(OH)3 →X

Câu 32 (0,5 điểm). Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.


Xem thêm tài liệu ma trận đề thi môn Hóa học lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học