Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 12 năm 2024

Tài liệu Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 12 năm 2024 mới nhất gồm bảng đặc tả và 3 đề thi có đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 12 năm 2024 sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn tập, luyện đề hiệu quả từ đó đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học lớp 12.

 MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút 

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng


% tổng

điểm



Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


Số CH

Thời gian

(phút)


Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL


1

Chương 1:

ester – lipid

ester 

2

1,5

1

1



1**


3


2,5

7,5%


2

lipid

1

0,75

1

1



1**


2


1,75

5%


3

Chương 2: Cacbohiđrat

glucose

0

0

1

1





1


1

2,5%


4

saccharose, tinh bột và Cellulose

2

1,5

0

0





2


1,5

5%


5

Chương 3:

Amin, amino acid và Protein

Amin, amino acid 

1

0,75

1

1



1**


2


1,75

5%


6

Peptit - protein

2

1,5

1

1



1**


3


2,5

7,5%


7

Chương 4:

polymer – Vật liệu polymer


polymer – Vật liệu polymer


3

2,25

1

1





4


3,25

10%


8

Chương 5:

Đại cương về kim loại.

Vị trí, cấu tạo của kim loại. Tính chất vật lí. Hợp kim

2

1,5

1

1





3


2,5

7,5%


9

Tính chất hóa học. Dãy điện hóa

3

2,25

3

3

1

4,5

1*


6

1

9,75

25%


10


Tổng hợp kiến thức hữu cơ

0

0

1

1



1**

6

1

1

7

7,5%


11


Tổng hợp kiến thức vô cơ

0

0

1

1

1

4,5

1*

6

1

2

11,5

17,5%


Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45



Tỉ lệ % 

40%

30%

20%

10%






Tỉ lệ chung

70%

30%





Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

- Mỗi câu trắc nghiệm khách quan được tính 0,25 điểm, các câu hỏi tự luận được cho điểm cụ thể trong hướng dẫn chấm theo tỉ lệ như trong ma trận.

- Đã chọn câu mức độ “vận dụng” ở đơn vị kiến thức này thì không chọn câu “vận dụng cao” ở đơn vị kiến thức đó.

- (1* ) Giáo viên có thể ra 1 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng cao ở đơn vị kiến thức: (9) hoặc (11)

- (1**) Giáo viên có thể ra 1 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng cao ở đơn vị kiến thức: (1) hoặc (2) hoặc (5) hoặc (7)

Đề thi Học kì 1 năm học 2021

Môn thi Hóa học - Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mức độ: Nhận biết

Câu 1: methyl acetate có công thức là

A. CH3COOC2H5.

B. HCOOCH3.

C. HCOOC2H5.

D. CH3COOCH3.

Câu 2: ester CH3COOC2H5 có tên gọi là

A. methyl acetate.

B. vinyl fomat.

C. ethyl acetate.

D. methyl acrylat.

Câu 3: Chất nào sau đây là chất béo?

A. Tripanmitin.

B. ethyl acetate.

C. Ethyl fomat.

D. Ethyl acrylat.

Câu 4: saccharose có nhiều trong cây mía, công thức phân tử của saccharose là

A. C6H12O6.

B. C12H22O11.

C. (C6H10O5)n.

D. C12H24O11.

Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. glucose.

B. saccharose.

C. Sobitol.

D. Cellulose.

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. C2H5OH.

B. CH3NH2.

C. CH3COOH.

D. CH3OH.

Câu 7: Chất nào sau đây là tripeptide?

A. Ala-Ala-Gly.

B. Ala-Gly.

C. Ala-Ala.

D. Gly-Ala-Gly-Ala.

Câu 8: Trong môi trường kiềm, lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. đỏ.

B. đen.

C. tím.

D. vàng.

Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polymer?

A. C2H5OH.

B. CH2=CHCl.

C. C2H5NH2.

D. CH3Cl.

Câu 10: polymer nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?

A. polyethylene.

B. Tơ olon.

C. nylon-6,6 

D. nylon-6.

Câu 11: polymer X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poliacrilonitrin.

B. poly (methyl metacrylat).

C. poly (vinyl chloride).

D. polyethylene.

Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Khối lượng riêng.

B. Tính cứng.

C. Nhiệt độ nóng chảy.

D. Tính dẻo.

Câu 13: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? 

A. Zn.

B. Al.

C. Hg.

D. Ag. 

Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính axit.

B. tính bazơ.

C. tính khử.

D. tính oxi hóa.

Câu 15: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HNO3 loãng.

B. H2SO4 loãng.

C. HCl.

D. NaOH.

Câu 16: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?

A. Ca.

B. Na.

C. Ag.

D. Ba.    

Mức độ: Thông hiểu

Câu 17: Ethyl propionat có mùi dứa, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Ethyl propionat được điều chế từ axit và ancol nào sau đây?

A. CH3COOH, CH3OH.

B. C2H5COOH, CH3OH.

C. C2H5COOH, C2H5OH.

D. CH3COOH, C2H5OH.

Câu 18: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là

A. axit panmitic và ethanol.

B. stearic acid và glycerol.

C. axit oleic và glycerol.

D. axit panmitic và glycerol.

Câu 19: Cho dãy các chất: tinh bột, Cellulose, glucose, fructose, saccharose. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 20: Cho 0,2 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là

A. 16 gam.

B. 6 gam.

C. 4 gam.

D. 8 gam.

Câu 21: Số dipeptide tối đa được tạo ra từ hỗn hợp glycine và alanine là  

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.   

Câu 22: polymer trong dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ nhân tạo?  

A. tơ visco và tơ Cellulose axetat.

B. tơ tằm và tơ visco.

C. tơ visco và tơ nylon-6,6.

D. tơ nylon-6,6 và tơ nylon-6.

Câu 23: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện?

A. Fe < Al < Cu < Ag.

B. Al < Ag < Cu < Fe.         

C. Fe < Cu < Al < Ag.

D. Al < Fe< Cu < Ag.

Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc) Giá trị của m là

A. 2,4.

B. 1,2.

C. 4,8.

D. 3,6.

Câu 25: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 5,6.

B. 3,2.

C. 6,4.

D. 2,8. 

Câu 26: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là

A. Zn.

B. Ca. 

C. Fe.

D. Mg.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ethyl acrylat có phản ứng tráng bạc. 

B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

C. dipeptide Ala-Ala có phản ứng màu biuret. 

D. glucose có phản ứng thủy phân.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại Cu tan được trong dung dịch FeCl2

B. Tính dẫn nhiệt của bạc tốt hơn đồng.

C. Độ cứng của kim loại Al cao hơn kim loại Cr. 

D. Kim loại Fe có tính khử yếu hơn kim loại Ag.

PHẦN TỰ LUẬN

Mức độ: Vận dụng

Câu 29 (1 điểm)Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.

Câu 30 (1 điểm)Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch HCl dư. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Mức độ: Vận dụng cao

Câu 31 (0,5 điểm)Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 54,54%, 9,10% và 36,36%. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44.

a. Xác định công thức phân tử của X.

b. X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hai sản phẩm hữu cơ. Viết công thức cấu tạo của X.

Câu 32 (0,5 điểm): Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), 0,7 gam kim loại và dung dịch Y chứa m gam muối. Tính m.

Xem thêm tài liệu ma trận đề thi môn Hóa học lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học