Top 10 Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya

Tổng hợp trên 10 đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) Cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 1

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ trên đã giải thích cho câu hỏi vì sao Bác lại chưa ngủ. Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà mà rất nhiều đêm khác nữa Bác đều không ngủ được. Thông qua hai câu thơ ta thấy được một tấm lòng yêu nước, một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.  

Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 2

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng ngày Bác phải suy tư. Từ đây ta thấy bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con được sống tự do hạnh phúc. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những ưu ái không vì việc quân bận rộn mà hờ hững từ chối vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 3

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm. Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Quả là một vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam.

Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 4

Người nghệ sĩ thổn thức lòng mình trước cảnh đẹp đêm trăng, say sưa ngây ngất:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chưa ngủ để ngắm trăng, chưa ngủ để lo nỗi nước nhà. Thơ xưa nói nhiều về trăng, các thi nhân thường tìm đến chốn lâm tuyền lánh đục, tránh cuộc đời bụi bặm bon chen nhưng Bác Hồ của chúng ta tìm nơi thiên nhiên để sống giữa thiên nhiên, đế hoạt động cách mạng - bởi Bác là chiến sĩ cộng sản:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

(Tức cảnh Pác Bó)

Sống giữa thiên nhiên bao la bát ngát, say đắm trong ánh trăng nhưng chính trong sự say đắm đó vẫn là đàm quân sự lãnh đạo con thuyền cách mạng của nước nhà. Trong bài thơ này có đầy đủ các yếu tố của một bài thơ cổ thi: có suối, có trăng... Nhưng trong cái cổ đó lại có cái chất hiện đại, chất thép người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thật là đẹp, ngồi ngắm trăng mà lòng tê tái trước nước nhà còn lầm than nô lệ, vì lẽ đó nên người:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 5

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nếu như trong thơ cổ, con người xuất hiện giữa thiên nhiên chỉ là một chấm buồn nhỏ bé:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Thì trong thơ Bác, con người xuất hiện với tư cách là trung tâm trong bức tranh thiên nhiên đó. Nhân vật trữ tình trong “Cảnh khuya” hiện lên với trạng thái “chưa ngủ”. Có lẽ vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay vì nỗi băn khoăn, lo lắng nào khác? Câu thơ cuối cùng đã giải thích lí do - “vì lo nỗi nước nhà”. Bác một lòng lo cho nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Cụm từ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Từ đó, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên thật đẹp đẽ, vị đại - một con người luôn vì nước, vì dân.

Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya - mẫu 6

Người chưa ngủ" trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy phải chăng chỉ là để cùng sống với thiên nhiên? Câu trả lời đến thật đơn giản nhưng mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Hai từ "chưa ngủ" được lặp lại một lần nữa , nối tiếng và nhấn mạnh cho câu thơ trên. Cảnh khuya đẹp thật đấy, và con mắt bác đã thu hết cảnh vật ấy vào tâm hồn của mình, nhưng trong lòng bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn - đó là "nỗi nước nhà", là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao. Dấu ngã trong từ "nỗi" có một cái gì đó như day dứt, trăn trở kéo dài, và tuy không xoáy vào tâm trí ta như dấu hỏi nhưng nó cũng thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt dìu dặt, trong hình ảnh quấn quýt đầm ấm của đêm rừng Việt Bắc, nỗi thao thức của người như lớn dần lên, ngày càng day dứt không nguôi.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: