Mùa xuân của tôi - Ngữ văn lớp 7

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 7, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Mùa xuân của tôi trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Mùa xuân của tôi.

A. Nội dung tác phẩm

Bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là một người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên biết trân trọng sự sống và tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của mùa xuân

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

-  Vũ Bằng (1913 - 1984) sinh ra tại Hà Nội. Quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Ông là một nhà văn và nhà báo đã sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sở trường là tùy bút, bút kí và truyện ngắn.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống ở cùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy, xa cách quê hương.

b. Xuất xứ

- Bài văn “Mùa xuân của tôi” trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút - bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.

- Tên văn bản do người biên soạn đặt

b, Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm khi xuân về

- Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Không khí mùa xuân ngập tràn

- Phần 3. Còn lại. Mùa xuân sau rằm tháng giêng.

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Giá trị nội dung

- Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được khắc họa thật chân thực qua cái nhìn của một người xa quê. Đồng thời bài tùy bút cũng bộc lộ được tình yêu quê hương, đất nước da diết của tác giả. 

h, Giá trị nghệ thuật

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm

- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp

- Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm

C. Đọc hiểu văn bản

1. Tình cảm khi xuân về

- Như một lẽ thường tình: Ai cũng chuộng mùa xuân

- Lời văn: “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc câu.

=> Tình yêu mùa xuân luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người

2. Không khí mùa xuân ngập tràn

* Cảnh sắc đất trời:

- Màu sông xanh, núi tím đầy thơ mộng

- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

- Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

* Cảnh xuân đến với con người:

- Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên

- Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường

=> Đây là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống

3. Mùa xuân sau rằm tháng giêng.

* Không khí:

- Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết

- Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống

- Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

* Cảnh sắc thiên nhiên:

- Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong

- Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác

- Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng

=> Không khí sinh hoạt của con người đã trở về cuộc sống sinh hoạt thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ, cái sức sống của nó.

D. Sơ đồ tư duy

1

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học