Top 20 kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (hay nhất)

Tổng hợp các bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 1

Môt trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.

Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.

Dàn ý Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền

1. Mở bài

- Nếu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

2. Thân bài

a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

- Câu chuyện, huyền thoại liên quan

- Dấu tích liên quan

b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.

c. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 2

Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.

Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.

Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 3

Trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã anh dũng quật cường chống lại rất nhiều thế lực ngoại xâm, nói về những trận chiến vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. 

Cuối năm 938 quân Nam Hán lấy cớ sang xâm lược nước ta lần hai, chúng chọn con đường biển để tấn công vào nước ta. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận dụng thời cơ và địa thế của sông Bạch Đằng để bày binh bố trận, ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền cho toán quân nhỏ ra đánh nhử, quân Nam Hán hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm, đến khi nước triều rút xuống, quân ta đánh quật ngược trở lại, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm, quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, quân thì bị giết quân thì chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt, con trai vua Nam Hán Hoằng Tháo cũng bị giết, vua Nam Hán hốt hoảng  ra lệnh rút quân, quân ta toàn thắng. 

Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Em hy vọng sẽ có một ngày được đến thăm trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để thấy được những chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, quật cường của quân ta.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 4

Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng. Bằng trí thông minh hơn người ông đã viết thêm trang sử vàng của dân tộc bằng trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận đánh đấy lợi dụng thủy triều lên xuống mà cấm cọc và lợi dụng thuyền lớn của quân hán đã đánh tan quân hán và giết được Thằng Thao đã chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 5

Nhắc đến những người anh hùng góp công viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam ta. Thì không thể nào không nhắc đến người anh hùng Ngô Quyền.

Ngô Quyền vốn là một tướng giỏi dưới trướng Dương Đình Nghê. Sau khi cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền được giao cho cai quản vùng Châu Ái. Tài năng lãnh đạo, và lòng nhân hậu của ông đã giúp nhân dân Châu Ái được sống ấm no, một lòng tin tưởng.

Tuy nhiên, ít lâu sau, nước ta lại một lần nữa đối mặt với kẻ thù xâm lược. Tất cả là do tên phản nước Kiều Công Tiễn sau khi ám sát Dương Đình Nghệ, đã sang cầu cứu nhà Nam Hán, do bị quân dân căm phẫn, khiến hắn không thể ngồi vững trên ngai vàng.

Hay tin, Ngô Quyền liền tiến về thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, rồi lãnh đại quân về phía cửa sông Bạch Đằng, chặn đứng kẻ thù. Tại đây, với trí tuệ của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng mực thủy triều của nước biển để dựng nên bãi cọc lớn. Rồi dụ giặc vào đó và tiêu diệt. Trận đánh ấy đã đi vào sử sách, đến muôn đời sau vẫn trầm trồ, thán phục không ngừng.Nhờ chiến thắng vẻ vang ấy, Ngô Quyền đã chính thức lên ngôi vua, cai trị nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới sáng rọi cho dân tộc Việt Nam.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 6

Ngô Quyền là một nhân vật lịch sử có công lao to lớn với nước ta. Chính ông là người mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta sau cả nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ.

Ngô Quyền từ trẻ đã thể hiện tài thao lược, trí tuệ hơn người. Ông đã cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi giặc Nam Hán, và được tin tưởng giao cho quyền cai trị vùng Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay). Ngô Quyền đã dùng hết tâm huyết để cai quản, giúp nhân dân Châu Ái có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ít lâu, sau Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để cướp ngôi. Hành động ấy khiến nhân dân và các tướng lĩnh căm phẫn. Thấy thế không ổn, Công Tiễn liền sang cầu cứu Nam Hán, mở đường cho chúng sang xâm lược nước ta. Biết tin, Ngô Quyền đã thống lĩnh đại quân tấn công thành Đại La, giết kẻ phản quốc là Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông dự tính trước đường đi của kẻ địch là vào từ cửa sông Bạch Đằng. Nên đã nghĩ kế, tạo nên một trận địa cọc gỗ có bọc đầu sắt ở cửa sông. Lợi dụng thế thủy triều lên xuống, giả thua để dụ giặc vào bãi cọc. Chờ nước rút, giặc bị mắc lại trên cọc, mặc quân ta tiêu diệt.

Trận đánh trên sông Bạch Đằng ấy đã khiến kẻ thù khiếp vía, tháo chạy về nước. Chính thức mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 7

Ngô Quyền, tượng đài lịch sử mở đầu cho thời kỳ độc lập vàng son của dân tộc ta sau hàng ngàn năm chịu sự áp bức của giặc phương Bắc. Ngô Quyền không chỉ là một vị tướng quân tài giỏi, mà còn là một người vua anh minh, sáng suốt, để lại dấu ấn vĩ đại trong lòng mọi người.

Trước khi nắm quyền, Ngô Quyền đã là một trong những vị tướng tài năng phục vụ dưới trướng Dương Đình Nghệ. Ông được giao trách nhiệm quản lý một vùng đất rộng lớn, và tận dụng tri thức và tài năng của mình để phát triển khu vực này. Tuy nhiên, sự tham vọng của tên phản bội Kiều Công Tiễn khiến Dương Đình Nghệ bị lật đổ và nước ta đối mặt với sự xâm lược của quân Nam Hán. Ngay sau khi nghe tin này, Ngô Quyền đã nhanh chóng tổ chức quân đội và tiến về thành Đại La để xử lý kẻ phản quốc và ngăn chặn đợt tấn công của giặc.

Trận chiến nảy lửa tại cửa sông Bạch Đằng chính là nơi Ngô Quyền thể hiện bản lĩnh tướng quân và trí tuệ chiến thuật của mình. Ông tận dụng sự biến đổi của mực nước theo thủy triều để tạo ra một trận địa cọc vững chắc, khiến quân giặc bị mắc kẹt và tổn thất nặng nề. Cuộc chiến này đánh bại quân Nam Hán và đánh dấu một sự khởi đầu mới cho nước ta. Cuộc đời của Ngô Quyền là một câu chuyện hào hùng, một biểu tượng của sự dũng cảm, mạnh mẽ và đa mưu túc trí. Tài năng và lòng yêu nước của ông luôn là nguồn cảm hứng và tự hào cho con cháu hậu thế. Trong bản sử thi dâng cao của dân tộc, tên Ngô Quyền được khắc sâu và lấp lánh, là một biểu tượng vĩ đại của sự đoàn kết và tự do của Việt Nam.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 8

Ngô Quyền là người anh hùng lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Ông là người mở ra thời kì độc lập, tự do của đất nước ta sau suốt cả ngàn năm bị giặc phương Bắc đô hộ.

Năm đó, Ngô Quyền là một tướng quân tài giỏi lại đức độ dưới trướng Dương Đình Nghệ. Khi ông cai quản vùng Châu Ái đã được nhân dân ở đó hết sức yêu mến và tin tưởng. Bởi ông đã đưa ra những chính sách, đường lối phù hợp cho sự phát triển của vùng đất, lại cai trị bằng tình yêu thương và bao dung. Những phẩm chất của một nhà lãnh đạo đại tài đã được Ngô Quyền thể hiện từ lúc ấy.

Tuy nhiên, những ngày tháng bình yên như thế lại không thể kéo dài. Một tên phản bội hèn hạ là Kiều Công Tiễn đã lén ám sát Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán, khiến chúng có lý do để sang xâm chiếm nước ta lần nữa.

Trước tình thế nguy cấp, Ngô Quyền lập tức đem quân về thành Đại La, giết tên phản bội Kiều Công Tiễn để ổn định lòng dân. Sau đó, ông bình tĩnh suy tính sách lược, đem đại quân di chuyển về sông Bạch Đằng - nơi quân Nam Hán sẽ đi qua để tiến vào nước ta. Tại đây, Ngô Quyền nghĩ ra một kế sách vô cùng sáng suốt, đến tận ngàn năm sau con cháu vẫn nhắc đến với lòng khâm phục. Lợi dụng mực nước khi thủy triều lên xuống ở sông Bạch Đằng, ông đã cho quân vót nhọn, bọc sắt ở những cây cọc lớn, cắm xuống lòng sông. Sao cho khi nước lên, cọc sẽ nằm hoàn toàn dưới mặt nước. Còn khi nước xuống thì cọ nhọn sẽ nhô lên cả, như một cái bẫy khổng lồ. Sau đó, Ngô Quyền chờ khi nước lên, cho quân ra dụ địch, giả vờ thua trận và bỏ chạy để dẫn chúng chạy theo vào trận địa cọc. Đúng lúc giặc chạy vào bẫy, là khi nước thủy triều hạ xuống, những chiếc tàu lớn của quân Nam Hán bị kẹt lại, bị cọc đâm vỡ, tổn thất nặng nề. Nhiều quân lính đã hi sinh trên bãi cọc. Số còn lại thì bị quân ta dùng thuyền nhỏ len qua cọc tấn công nên tử thương càng tăng thêm. Trận chiến ấy đã nhuộm đỏ sông Bạch Đằng bằng máu của bọn xâm lược, khiến chúng sợ hãi, bỏ chạy về nước.

Sau trận chiến ấy, cả nước ta vui sướng vô cùng và nhân dân càng thêm tin tưởng Ngô Quyền. Vì vậy, ông chính thức lên ngôi vua, lãnh đạo nước ta bước vào một kỉ nguyên mới.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 9

Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chứa đựng những câu chuyện của những người anh hùng không ngừng góp công. Trong hình bức nền ấy, không ai có thể không nhắc đến người anh hùng vĩ đại - Ngô Quyền.

Ngô Quyền, nguyên là một tướng giỏi dưới trướng của Dương Đình Nghệ, đã sớm được biết đến với tài năng lãnh đạo và lòng nhân hậu. Sau khi cùng với Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền được giao nhiệm vụ cai quản vùng đất Châu Ái. Với sự quản lý thông minh và lòng trung hiếu, ông đã đưa lại hạnh phúc và bình yên cho nhân dân tại nơi này, tạo nên một không gian sống ấm no và lòng tin bền vững. Tuy nhiên, những tháng ngày hạnh phúc không kéo dài được bao lâu. Một lần nữa, quê hương ta phải đối diện với kẻ thù xâm lược. Tên phản nước Kiều Công Tiễn, sau khi ám sát Dương Đình Nghệ, đã đầu hàng Nam Hán, khiến cho quân dân nổi giận và căm phẫn. Ngô Quyền, đầy lòng trung hiếu và lòng yêu nước, không chần chừ, đã lập tức tiến về thành Đại La, truy sát Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông lãnh đạo đại quân, dũng cảm chặn đứng kẻ thù tại sông Bạch Đằng.

Tại đây, với sự trí tuệ và quyết đoán không ngừng, Ngô Quyền đã sử dụng tri thức của mình để tận dụng triều chính và đắp bãi cọc lớn. Rồi, ông thuần thục đánh lừa quân giặc, tiêu diệt chúng một cách không thương tiếc. Trận đánh lịch sử tại sông Bạch Đằng ấy, với hình ảnh những cây cọc gầm gừ đan xen, đã viết nên một trang sử vĩ đại. Trận chiến đó không chỉ chứng minh sức mạnh quân sự, mà còn là biểu hiện của lòng trí thức và tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Nhờ vào chiến thắng vang dội đó, Ngô Quyền đã chính thức lên ngôi vua, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ mới sáng rỡ cho dân tộc Việt Nam. Sức mạnh và lòng kiên định của ông đã mở ra một chương mới trong lịch sử, đưa dân tộc ta vượt qua thử thách và khó khăn. Ngô Quyền - tượng đài của lòng dũng cảm, là biểu hiện của tinh thần không khuất phục, đã chứng minh rằng bất kỳ thử thách nào cũng có thể được vượt qua bằng lòng trung hiếu và lòng yêu nước. Ông không chỉ là vị vua của Việt Nam một thời kỳ lịch sử, mà còn là nguồn động viên mãnh liệt cho thế hệ người Việt ngày nay, là niềm tự hào của đất nước, gửi truyền cho những thế hệ tương lai. Ngô Quyền - huyền thoại sống mãi trong lòng dân tộc, là bài học lớn về lòng trung hiếu và lòng yêu nước cho mỗi người con Việt Nam.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 10

Người đầu tiên ghi tên mình vào những trang vàng chói lọi của lịch sử Việt Nam sau hơn 1000 năm dân ta bị giặc phương Bắc đô hộ, không ai khác chính là Ngô Quyền.

Ngô Quyền, vị tướng tài giỏi, không chỉ có trí tuệ sáng suốt mà còn là biểu hiện của lòng trung hiếu và lòng yêu nước. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã được Dương Đình Nghệ tin tưởng, giao quyền cai quản một vùng đất rộng lớn, thể hiện sự tin cậy không ngờ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn phản bội để soán ngôi, Ngô Quyền bị đau lòng vì sự phản lòng trung thành. Điều đáng kinh ngạc là tên phản bội đó không chỉ là kẻ tham lam mà còn là kẻ thù, lợi dụng quân Nam Hán để xâm lược quê hương. Tinh thần bất khuất và lòng trung hiếu đã thức tỉnh trong Ngô Quyền. Ông không chỉ truy cứu công bằng cho mình mà còn làm cho lòng yêu nước bùng cháy hơn bao giờ hết.

Với lòng đam mê tự do và độc lập, Ngô Quyền không ngần ngại đối diện với đại quân Nam Hán, chủ động tiến vào chiến trường và chặn đánh địch tại sông Bạch Đằng. Trận đánh lịch sử trên dòng sông này không chỉ là trận chiến lớn nhất mà còn là biểu hiện của sự thông minh, sự quyết đoán và lòng yêu nước sâu sắc. Những chiến công hiển hách của Ngô Quyền không chỉ giúp ông chính thức lên ngôi vua, mà còn mở ra thời kỳ độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Nhưng Ngô Quyền không chỉ là một vị vua, ông còn là biểu tượng của lòng trung hiếu và lòng yêu nước sâu sắc. Ngô Quyền không chỉ là một hình mẫu lịch sử mà còn là nguồn động viên mãnh liệt cho thế hệ người Việt hiện nay, là niềm tự hào của đất nước trong hành trình xây dựng và bảo vệ độc lập, tự do và hạnh phúc. Ngô Quyền - một người hùng vĩ đại, một nguồn động viên bất tận, đã ghi tên mình vào lòng mỗi người con Việt Nam, là ngọn đèn soi sáng cho những thế hệ tương lai.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 11

Ngô Quyền - Nhà lãnh đạo vĩ đại mở đầu cho kỷ nguyên độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam sau hàng nghìn năm chịu chế độ đô hộ của giặc phương Bắc. Cuộc đời và công lao của ông không chỉ góp phần quan trọng vào sự giành lại tự do cho đất nước mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho toàn bộ hậu thế.

Ngô Quyền đã thể hiện tài năng xuất chúng và trí tuệ vượt trội ngay từ khi còn trẻ. Ông tham gia cùng Dương Đình Nghệ trong cuộc chiến đánh đuổi quân giặc Nam Hán ra khỏi nước ta. Với sự tin tưởng của Dương Đình Nghệ, ông được giao quản lý vùng Châu Ái, nơi ông tận dụng tài năng của mình để cải thiện cuộc sống của nhân dân địa phương, mang lại hạnh phúc và thịnh vượng. Tuy nhiên, sau khi Kiều Công Tiễn phản bội và ám sát Dương Đình Nghệ để cướp ngôi, Ngô Quyền đã nhanh chóng thức tỉnh và đoàn tụ tinh thần của nhân dân và tướng lĩnh. Ông tổ chức cuộc tấn công thành Đại La và tiêu diệt kẻ phản quốc Kiều Công Tiễn.

Đặc biệt, tài trí chiến thuật của Ngô Quyền đã thể hiện rõ ràng trong trận đánh tại cửa sông Bạch Đằng. Ông đã sử dụng đối đầu tình thế biến đổi của thủy triều để tạo nên một trận địa vô cùng khó khăn cho kẻ địch. Thông qua kế hoạch mưu trí này, quân giặc đã mắc kẹt trên cọc gỗ và bị tiêu diệt hoàn toàn. Trận đánh ấn tượng này tại sông Bạch Đằng chấm dứt thế đô hộ, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ độc lập và tự do mới cho dân tộc Việt Nam. Ngô Quyền, như một biểu tượng của sự dũng cảm và quyết tâm, sẽ luôn được tôn vinh và kính nhớ trong lòng của mọi người.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 12

Trong những năm tháng thăng trầm của lịch sử nước ta, nhân dân đã từng phải sống trong 1000 năm dài đen tối dưới ách thống trị của giặc phương Bắc. Và người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân ta thành công thoát khỏi đêm đen ấy chính là Ngô Quyền.

Ngô Quyền là một vị tướng vừa có tài mưu lược, lại vừa có khả năng cai trị sáng suốt. Những ưu điểm đó của ông được bộc lộ rõ nét khi ông được Dương Đình Nghệ tin tưởng giao cho cai quản một vùng đất rộng lớn. Tuy nhiên, một ngày nọ kẻ phản bội Kiều Công Tiễn đã dám lén ám sát Dương Đình Nghệ để dành ngôi vua. Lo sợ Ngô Quyền trả thù, hắn đã cho người sang cầu cứu phương Bắc, mở đường cho quân Nam Hán tiến về nước ta. Tuy nhiên, những điều đó cũng chẳng thể cản được bước chân của Ngô Quyền. Ông đã dũng mãnh lao về kinh thành, giết chết Kiều Công Tiễn để trả thù. Sau đó hành quân về biên giới, chặn đánh giặc ngay từ lối vào nước ta. Gặp địch ở đâu, Ngô Quyền mạnh mẽ phản công đến đó. Tại trận Bạch Đằng, với mưu trí lợi dụng thủy triều để cắm cọc dưới lòng sông, Ngô Quyền đã thành công khiến quân địch tổn thất nặng nề, hoảng loạn bỏ chạy về nước. Nhờ chiến thắng ấy, Ngô Quyền được nhân dân tin tưởng, toàn quân ủng hộ trở thành vị vua mới của nước ta. Từ giây phút ấy, nước ta chính thức trở thành một quốc gia độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của giặc phương Bắc.

Những thành tựu mà Ngô Quyền gây dựng được có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đất nước ta. Muôn đời về sau, nhân dân vẫn kính trọng và tự hào vô cùng về người anh hùng Ngô Quyền mưu trí, dũng cảm hơn người.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác