Top 20 kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo (hay nhất)

Tổng hợp các bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 1

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước trước các cuộc ngoại xâm. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, chúng ta luôn thấy hình bóng những vị tướng, vị anh hùng phất cờ dẫn dắt nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống quân xâm lược. Và một trong những vị tướng mà em ấn tượng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một giai đoạn "hỗn loạn" của nhà Trần. Người đời biết đến Trần Quốc Tuấn là người thông minh, học cao hiểu rộng, văn võ song toàn, yêu dân tộc và đất nước. Ông biết dùng người hiền tài và là bậc tướng tài đóng góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba. Sau hai lần thất bại dưới tay Đại Việt, quân Mông Nguyên vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta lần thứ ba. Đứng trước tình thế đó, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của vua Trần và tướng Trần Hưng Đạo đã đồng lòng đoàn kết khởi nghĩa. Để chuẩn bị toàn diện cho cuộc kháng chiến, Trần Hưng Đạo đốc thúc các vương hầu, chế tạo thuyền bè, điều động binh sĩ. Sau cuộc duyệt binh được tái tổ chức vào giữa năm 1287, ông cử Trần Nhật Duật và Nguyễn Khoái cùng Trần Khánh Dư,... bảo vệ từng địa phương, còn ông tự mình trấn giữ quân bảo vệ thành Thăng Long. Khi quân giặc từ phía Nam tràn qua biên giới nước ta, Hưng Đạo đại vương đã chỉ huy tấn công cùng phòng thủ nhiều trận đánh lớn như trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng. Ông còn tinh thông mà đoán trước được ý đồ của giặc, bèn sai quân ta cắm cọc trên sông Bạch Đằng và đã tiêu diệt phần lớn lực lượng thủy quân của chúng. Chính nhờ sự tài hoa trong việc cầm binh cùng các kế lược, ông đã quét sạch quân Mông Nguyên ra khỏi lãnh thổ nước ta, nhiều tướng của giặc đã phải bỏ xác hoặc bị bắt sống.

Đến nay, trải dài từ Bắc vào Nam, ta có thể bắt gặp rất nhiều các tượng đài của ông ở Hà Nội, Thanh Hóa hay Hồ Chí Minh. Có tượng đài ở Nam Định được đúc bằng đồng nguyên chất với trọng lượng lên tới 21 tấn, chiều cao tượng lên tới 10.22m. Bên cạnh đó, đền thờ của Hưng Đạo vương vẫn đang ngày ngày hương khói để tưởng nhớ công lao vĩ đại và tỏ lòng tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc.

Với những đóng góp của mình, Trần Hưng Đạo mãi là vị anh hùng dân tộc, là thiên tài quân sự đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Ông có công lớn với đất nước và là tấm gương sáng để con cháu đời đời noi theo.

Dàn ý Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo

(1). Mở bài

Giới thiệu về nhân vật: Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

(2). Thân bài

- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).

- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.

- Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những phẩm chất tốt đẹp của Trần Hưng Đạo.

(3). Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 2

Đất nước Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh hùng dân tộc Trần Hưng đạo là một bậc anh hùng mà em rất khâm phục và ngưỡng mộ. 

Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu. Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược. Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII. Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên.

Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 3

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước trước các cuộc ngoại xâm. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, chúng ta luôn thấy hình bóng những vị tướng, vị anh hùng phất cờ dẫn dắt nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống quân xâm lược. Và một trong những vị tướng mà em ấn tượng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một giai đoạn "hỗn loạn" của nhà Trần. Người đời biết đến Trần Quốc Tuấn là người thông minh, học cao hiểu rộng, văn võ song toàn, yêu dân tộc và đất nước. Ông biết dùng người hiền tài và là bậc tướng tài đóng góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba. Sau hai lần thất bại dưới tay Đại Việt, quân Mông Nguyên vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta lần thứ ba. Đứng trước tình thế đó, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của vua Trần và tướng Trần Hưng Đạo đã đồng lòng đoàn kết khởi nghĩa. Để chuẩn bị toàn diện cho cuộc kháng chiến, Trần Hưng Đạo đốc thúc các vương hầu, chế tạo thuyền bè, điều động binh sĩ. Sau cuộc duyệt binh được tái tổ chức vào giữa năm 1287, ông cử Trần Nhật Duật và Nguyễn Khoái cùng Trần Khánh Dư,... bảo vệ từng địa phương, còn ông tự mình trấn giữ quân bảo vệ thành Thăng Long. Khi quân giặc từ phía Nam tràn qua biên giới nước ta, Hưng Đạo đại vương đã chỉ huy tấn công cùng phòng thủ nhiều trận đánh lớn như trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng. Ông còn tinh thông mà đoán trước được ý đồ của giặc, bèn sai quân ta cắm cọc trên sông Bạch Đằng và đã tiêu diệt phần lớn lực lượng thủy quân của chúng. Chính nhờ sự tài hoa trong việc cầm binh cùng các kế lược, ông đã quét sạch quân Mông Nguyên ra khỏi lãnh thổ nước ta, nhiều tướng của giặc đã phải bỏ xác hoặc bị bắt sống.

Đến nay, trải dài từ Bắc vào Nam, ta có thể bắt gặp rất nhiều các tượng đài của ông ở Hà Nội, Thanh Hóa hay Hồ Chí Minh. Có tượng đài ở Nam Định được đúc bằng đồng nguyên chất với trọng lượng lên tới 21 tấn, chiều cao tượng lên tới 10.22m. Bên cạnh đó, đền thờ của Hưng Đạo vương vẫn đang ngày ngày hương khói để tưởng nhớ công lao vĩ đại và tỏ lòng tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc.

Với những đóng góp của mình, Trần Hưng Đạo mãi là vị anh hùng dân tộc, là thiên tài quân sự đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Ông có công lớn với đất nước và là tấm gương sáng để con cháu đời đời noi theo.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 4

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước. Bất cứ thời đại nào cũng đều có những vị anh hùng vĩ đại. Một trong những nhân vật mà tôi ấn tượng nhất là Trần Hưng Đạo.

Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Vương. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Người đương thời biết đến ông là một người thông minh, văn võ song toàn, yêu nhân dân và đất nước. Ông chính là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.

Vào năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ biên giới, chuẩn bị lực lượng. Lúc này, Trần Quốc Tuấn được cử chỉ huy các tướng lĩnh đem quân thủy, bộ lên phòng ngự ở biên giới.

Vào năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt. Vua Trần đã triệu tập Hội nghị Diên Hồng để bàn kế sách. Vua đã cử Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trần Quốc Tuấn đã soạn thảo ra Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính. Tháng 1 năm 1285, hơn năm mươi vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn đã cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Sau những thất bại ban đầu, dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội) rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

Năm 1287, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi được tiếp tục giao quyền chỉ huy, Trần Quốc Tuấn khẳng định với vua Trần Nhân Tông: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Trận Bạch Đằng đại thắng, quân Nguyên phải trở tháo chạy về nước.

Có thể thấy rằng, Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn là người có vai trò quan trọng trong chiến thắng của cuộc kháng chiến. Trần Hưng Đạo chính là một vị anh hùng đáng để ngưỡng mộ và tự hào.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 5

Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần. Ông là một vị anh hùng của dân tộc, có công lớn trong chiến thắng chống quân Nguyên - Mông.

Ông là con của An Sinh Vương. Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Cha của ông trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn dặn rằng:

- Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.

Ông ghi nhớ trong lòng, nhưng không cho điều đó là phải. Sau này, đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Họ đã can ngăn ông:

- Làm kế ấy tuy được phú qu‎ một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương chẳng phải đủ phú và quý‎ hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu.

Trần Quốc Tuấn nghe vậy, lấy làm cảm phục lắm, liền khen ngợi hai người. Trong hai năm, 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Sau này khi mất, nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

Qua sự này, có thể thấy được tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành.

Có thể khẳng định, Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Cuộc đời của ông đã có những đóng góp to lớn cho nhân dân, đất nước.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 6

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước trong cuộc chiến chống lại các cuộc xâm lược từ ngoại bang. Mỗi khi đất nước gặp nguy hiểm, chúng ta luôn thấy hình ảnh những tướng lĩnh và anh hùng với lá cờ trong tay dẫn dắt nhân dân nổi dậy chống lại quân thù xâm lược. Trong số đó, một vị tướng mà tôi ấn tượng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - một người đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong ba cuộc kháng chiến chống lại quân Mông - Nguyên.

Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một giai đoạn "hỗn loạn" của triều đại nhà Trần. Người ta biết đến Trần Quốc Tuấn là một người thông minh, trí tuệ sáng dạ, có kiến thức rộng, văn võ song toàn, và luôn yêu quý dân tộc và đất nước. Ông biết cách tận dụng những tài năng xuất sắc và đã đóng góp một công lao lớn trong cuộc chiến chống lại quân Mông - Nguyên lần thứ ba. Mặc dù Đại Việt đã hai lần đánh bại quân Mông - Nguyên, nhưng chúng vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược đất nước lần thứ ba. Đối mặt với tình hình đó, dân tộc nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vua Trần và tướng Trần Hưng Đạo đã đoàn kết nhau, nổi dậy chống lại quân thù. Để chuẩn bị cho cuộc chiến, Trần Hưng Đạo đã chỉ huy các vương hầu, xây dựng thuyền bè, và triệu tập binh sĩ. Sau khi tổ chức một cuộc duyệt binh vào giữa năm 1287, ông đã gửi Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái và Trần Khánh Dư,... để bảo vệ các vùng đất còn lại, trong khi ông tự mình đứng gác ở thành Thăng Long. Khi quân địch xâm lược từ phía Nam, Hưng Đạo đại vương đã chỉ huy tấn công và phòng thủ trong nhiều trận đánh quan trọng như trận Vân Đồn và trận Bạch Đằng. Ông cũng thông minh đoán trước được ý đồ của đối thủ và đã sai quân ta cắm cọc trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt hầu hết lực lượng hải quân của quân địch. Nhờ tài năng quân sự và các chiến lược của mình, ông đã đánh tan quân Mông - Nguyên ra khỏi lãnh thổ nước ta, nhiều tướng lĩnh của đối thủ đã mất mạng hoặc bị bắt sống.

Đến ngày nay, trải dài từ Bắc vào Nam, chúng ta có thể thấy nhiều tượng đài của Trần Hưng Đạo ở Hà Nội, Thanh Hóa và Hồ Chí Minh. Ví dụ, có một tượng đài ở Nam Định được đúc bằng đồng nguyên chất, có trọng lượng lên đến 21tấn và chiều cao tượng là 10,22m. Ngoài ra, đền thờ của Hưng Đạo đại vương vẫn hàng ngày phả hương để tưởng nhớ công lao vĩ đại và thể hiện lòng tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc.

Với những đóng góp của mình, Trần Hưng Đạo mãi mãi là một anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự đã ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên xâm lược. Ông đã có công lớn với đất nước và là một tấm gương sáng để con cháu theo gương học tập và noi theo. Sự hiện diện của Trần Hưng Đạo không chỉ được thể hiện qua những tượng đài và đền thờ, mà còn trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Ông là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên trung và khát vọng tự do, là nguồn cảm hứng cho chúng ta tiếp tục nỗ lực bảo vệ và phát triển đất nước.

Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều thách thức và khó khăn, nhưng chúng ta không bao giờ quên những giá trị văn hóa và lịch sử mà những anh hùng như Trần Hưng Đạo đã để lại cho chúng ta. Chúng ta hãy học tập tinh thần kiên trung, sáng tạo và đoàn kết từ những người tiền bối, và gắn bó với đất nước mình để xây dựng một tương lai tươi sáng và phát triển. Trong lòng mỗi người Việt Nam, Trần Hưng Đạo sẽ mãi là một biểu tượng vĩ đại và một niềm tự hào của dân tộc.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 7

Trong quá khứ và hiện tại, đất nước Việt Nam luôn tỏa sáng với những phẩm chất anh hùng, dũng cảm và kiên trung trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Không thiếu những người anh hùng đã hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập và tự do cho dân tộc. Trong số đó, anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo là một tấm gương em rất khâm phục và ngưỡng mộ.

Trần Hưng Đạo không chỉ là một nhà văn hóa vĩ đại của đất nước, mà còn là người đã cống hiến cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những đóng góp to lớn và sâu sắc. Chỉ với tư cách một "Hịch tướng sĩ văn," ông đã để lại dấu ấn bất diệt trong lịch sử, và sự nghiệp của ông không chỉ dừng lại ở đó. Trần Hưng Đạo còn là người đã khai sinh nền khoa học quân sự của đất nước. Trước ông, đã có rất nhiều anh hùng đã chiến đấu và đạt được chiến thắng, đóng góp quan trọng vào việc tích lũy kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều anh hùng đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là điêu luyện trong loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Tuy nhiên, chỉ có Trần Hưng Đạo mới thực sự khai sinh một nền khoa học quân sự đích thực, với đầy đủ ý nghĩa của từ này. Binh Thư Yếu lược là một tác phẩm quan trọng đánh dấu sự kiện này. Bằng việc biên soạn và phổ biến Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo đã truyền lại cho hậu thế một bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, chứng minh rằng để đánh bại những đội quân xâm lược hung ác và đánh nhau dũng mãnh, ngoài tinh thần và ý chí chiến đấu, tay súng còn cần được trang bị tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà lí luận xuất sắc mà còn là một chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội trong thế kỉ XIII. Trong suốt cuộc đời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và tiếng tăm của ông lan rộng đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng phải gọi ông là "An Nam Hưng Đạo Vương" mà không dám gọi tên trực tiếp.

Hơn bảy thế kỉ trôi qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo vẫn tỏa sáng trong sử sách, trở thành nguồncảm hứng vô tận cho thơ văn và nhiều hình thức nghệ thuật khác tại Việt Nam. Người ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng to lớn mà ông đã để lại trong lòng người dân. Tên tuổi Trần Hưng Đạo trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, sự quyết tâm và khát vọng giành lại độc lập cho đất nước. Khi nhắc đến ông, con người không chỉ tưởng nhớ về những trận chiến hào hùng mà ông đã dẫn đầu, mà còn về tinh thần và trí tuệ của một người lãnh đạo xuất chúng.

Trần Hưng Đạo đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này, không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà còn trong các lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật và triết học. Ông đã khẳng định vai trò quan trọng của tri thức trong việc xây dựng một đất nước vững mạnh. Ông đã để lại cho chúng ta một bài học quý giá về sự quả cảm, sự kiên nhẫn và sự thông thái trong đối mặt với khó khăn và thách thức.

Từ bao đời nay, người Việt Nam luôn tự hào về Trần Hưng Đạo và những người anh hùng khác, những người đã hy sinh không tiếc máu xương để bảo vệ quê hương. Họ là những biểu tượng của lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc. Sự kiên trung và dũng cảm của họ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người dân, khơi dậy tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm trong cuộc sống hàng ngày.

Trần Hưng Đạo và những anh hùng khác đã góp phần xây dựng nên một Việt Nam vĩ đại. Họ là những người đã chứng minh rằng với lòng yêu nước và sự đoàn kết, không có gì là không thể. Tình yêu và lòng tự hào về đất nước Việt Nam sẽ mãi mãi truyền cảm hứng cho chúng ta, và chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước một cách kiên trung và dũng cảm như những người anh hùng đi trước.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 8

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước, bảo vệ tổ quốc khỏi những cuộc xâm lược từ bên ngoài. Mỗi khi đất nước chúng ta phải đối mặt với sự xâm lăng, chúng ta luôn thấy hình bóng của những vị tướng, những anh hùng dũng cảm, đứng lên và dẫn dắt nhân dân khởi nghĩa chống lại quân thù xâm lược. Trong số đó, một vị tướng đã gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí em, đó làHưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - một người đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống lại quân Mông - Nguyên.

Qua hàng thế kỷ, từ miền Bắc đến miền Nam, chúng ta có thể bắt gặp nhiều tượng đài được dựng để tưởng nhớ ông tại Hà Nội, Thanh Hóa và Hồ Chí Minh. Một trong số đó là tượng đài ở Nam Định, được đúc từ đồng nguyên chất, có trọng lượng lên đến 21 tấn và chiều cao lên đến 10.22m. Bên cạnh đó, đền thờ của Hưng Đạo vương vẫn luôn bốc cháy hương khói hàng ngày, là nơi để tỏ lòng tưởng nhớ và tôn kính công lao vĩ đại của vị anh hùng dân tộc.

Nhờ những đóng góp không thể đếm xuể của ông, Trần Hưng Đạo vẫn được coi là một anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự đã ba lần đánh tan quân Mông - Nguyên xâm lược. Ông đã có những công lao to lớn đối với đất nước và trở thành một tấm gương sáng cho con cháu chúng ta theo dõi và noi theo suốt các thế hệ.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 9

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong bất cứ thời đại nào, đất nước cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Một trong số đó phải kể đến Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Đại Vương. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

Trần Quốc Tuấn được biết đến là một người thông minh, văn võ song toàn. Ông chính là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần, góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của dân tộc. Không chỉ vậy, ông cũng có nhiều tác phẩm hay, chủ yếu liên quan đến binh pháp. C ác tác phẩm của ông gồm Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp, đã bị thất lạc).

Có rất nhiều tích truyện kể về Trần Quốc Tuấn. Trong đó, chúng ta có thể kể đến việc Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ”. Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Mục đích của Trần Quốc Tuấn nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) cũng do chính ông soạn.

Nội dung chính của “Hịch tướng sĩ” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.

Có thể thấy rằng, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một người tài ba anh dũng còn là một vị tướng hết lòng vì vận mệnh đất nước. Ông là một vị anh hùng kiệt xuất, được thế giới tôn vinh là một trong những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 10

Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần. Ông được biết đến là người có công lớn trong việc đánh bại giặc Mông - Nguyên xâm lược.

Trần Quốc Tuấn sinh năm 1231?, mất năm 1300. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

Sự việc có thật liên quan đến Trần Quốc Tuấn mà tôi ấn tượng là viết Hịch tướng sĩ. Bài hịch do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285).

Nội dung của Hịch tướng sĩ đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Tác giả còn thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí kiên quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Trần Quốc Tuấn đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó, ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng, ông đưa ra lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.

Có thể khẳng định, Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng của dân tộc. Ông là tấm gương cho thế hệ sau học tập và noi theo.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến Trần Hưng Đạo - mẫu 11

Hưng Đạo Đại Vương là một trong những vị tướng tài năng của dân tộc Việt Nam, có công lao to lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Ông sinh năm 1231?, mất 1300. Quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu.

Mặc dù cha ông có hiềm khích lớn với Trần Thái Tông, nhưng Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước làm trọng, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Truyện kể rằng, với lời dặn của Trần Liễu trước khi mất, Trần Quốc Tuấn từng vờ hỏi các con.

Ông hỏi Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn:

- Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?

Lúc này, Hưng Vũ vương thưa:

- Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!.

Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cho là phải. Một hôm khác, ông lại hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa:

- Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.

Nghe vậy, Trần Quốc Tuấn mới kể tội:

- Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra.

Ông định cho xử tội Quốc Tảng, nhưng Hưng Vũ vương đến van xin, nhận chịu tội thay. Lúc này, ông mới tha mạng. Sau đó, ông còn dặn Hưng Vũ vương:

- Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.

Sự việc trên đã cho thấy tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn. Ông không vì hiềm khích riêng, mà làm ảnh hưởng đến đất nước. Dù là với con cái, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo, không bao che.

Như vậy, Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Ông xứng đáng khi được tôn vinh là một trong những vị tướng kiệt xuất của thế giới.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác