Phiếu bài tập Ngữ văn 6 (sách mới, hay nhất)

Tài liệu Phiếu bài tập Văn 6 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với nguồn ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đa dạng và phong phú giúp Giáo viên có thêm tài liệu dạy thêm Ngữ văn lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Phiếu bài tập Văn 6 cả năm (dùng chung cho cả ba sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Bộ phiếu bài tập Văn 6 gồm 10 chủ đề với hơn 50 phiếu bài tập:

- Chủ đề 1: Truyện đồng thoại

- Chủ đề 2: Thơ năm chữ

- Chủ đề 3: Truyện ngắn

- Chủ đề 4: Thơ lục bát

- Chủ đề 5: Kí - Hồi kí

- Chủ đề 6: Truyền thuyết

- Chủ đề 7: Truyện cổ tích

- Chủ đề 8: Văn bản nghị luận xã hội

- Chủ đề 9: Văn bản thông tin

- Chủ đề 10: Văn bản nghị luận văn học

Mời các bạn đón đọc:

Phiếu bài tập Văn 6 - Chủ đề 1: Truyện đồng thoại

Phiếu bài tập: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA ONG VÀNG

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“…Đội ong cấp cứu đã đến, họ lục đục đi lại, chạm râu vào nhau thì thầm bàn bạc. Ai đó gõ răng vào vách của tôi, băn khoăn nghe ngóng. Tôi cố gắng lắm mới khỏi bật cười. Trò đùa tinh quái ấy kéo dài một lúc lâu. Đến khi ngoài ngăn tổ chợt im lặng, rồi một giọng trầm trầm lọt vào:

- Có chuyện gì vậy? Cháu bé?

Tôi im thin thít, giọng bên ngoài trở nên lo lắng hơn.

- Cháu có cần bác giúp gì không?

- Trong này nóng lắm! – Tôi nói.

- À! – Có nhiều tiếng đạp cánh nhẹ nhõm.

- Không sao cả, cháu cần cắn nắp tổ để mở cửa ra cho khí trời lọt vào, như thế dễ chịu lắm.

- Các bác mở cửa cho cháu!

Bên ngoài có tiếng thì thào như bàn bạc, rồi vẫn giọng ban nãy:

- Cháu đau ở đâu? Ở răng phải không?

- Không ạ.

- Ở chân à?

- Không ạ.

- Hừ, cánh cháu có làm sao không?

- Không - tôi bắt đầu gắt - cháu chẳng thích, các bác mở cửa ra cơ.

- À. Thế lại là chuyện khác. - Có tiếng giậm chân tức giận.

- Cháu bé ạ, cháu phải tự mình chui ra, các bác chỉ mở cửa giúp các cháu yếu sức. Chẳng ai nhiều thì giờ đâu. Nếu không cháu đành nằm trong đó vậy.

- Không, cháu bé nhất nhà cơ mà!

- Ai cũng từng bé nhất nhà. Đừng vòi vĩnh nữa!

[…] Ngay lúc ấy, tôi bỗng nghe giọng trầm trầm lúc chiều.

- Cháu đã tự mở cửa ra, không nhờ người khác, thế là tốt.

Tôi im lặng, vừa buồn vừa giận.

- Cháu tưởng đàn quên mình rồi ư? Không. Nhà đã cử bác trông nom cháu. Bác đã đứng đây từ chiều.

- Sao bác không lên tiếng? - Tôi nghi ngờ hỏi.

- Lên tiếng ư? Bác mà dỗ dành nựng nịu thì cháu chẳng chịu ra - bác ong thợ cười rung đôi râu - bác muốn cháu ngay từ bé đã trở thành một ong thợ dũng cảm, tự mình vượt qua trở ngại chứ không phải sống để chờ đợi sự giúp đỡ của ong khác.

Lời khuyên đầu tiên tôi nghe được như vậy. Tôi không sao quên được nó, dù sau này cuộc sống còn dạy dỗ nhiều điều khác nữa.”

(Trích Chương I – Cuộc phiêu lưu kì lạ của Ong Vàng, Vũ Duy Thông)

  1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết điều đó?
  2. Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể và nhân vật chính của đoạn trích?
  3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: "Đội ong cấp cứu đã đến, họ lục đục đi lại, chạm râu vào nhau thì thầm bàn bạc."
  4. Tìm các từ láy trong đoạn trích trên?
  5. Em hãy tưởng tượng, nếu được các bác ong thợ giúp mở cửa tổ thì suy nghĩ của Ong Vàng sẽ thay đổi như thế nào?
  6. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

ĐÁP ÁN

1. - Truyện đồng thoại

Vì:

+ Truyện được viết cho trẻ em,

+ Có nhân vật là loài vật được nhân cách hóa (ong vàng, bác ong,…)

+ Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật vừa mang đặc điểm của con người.

2. - Tự sự

- Ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi)

- Nhân vật chính: ong vàng

3. Nhân hóa "Đội ong cấp cứu đã đến, họ lục đục đi lại, chạm râu vào nhau thì thầm bàn bạc."

- Làm cho nhân vật trong truyện trở nên sinh động, gần gũi, có tính cách như con người,

+ Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn

4. Các từ láy:lục đục, thì thầm, băn khoăn, trầm trầm, thin thít, lo lắng, nhẹ nhõm, thì thào, bàn bạc, vòi vĩnh, nựng nịu,…

5. HS trình bày được suy nghĩ của mình (sẽ trở thành chú ong yếu đuối, ỷ lại, hay vòi vĩnh, không có ý chí vượt qua khó khăn…)

6. Bài học:

- Cần tự tin vào bản thân.

- Có ý chí, nghị lực và sự dũng cảm để vượt qua những trở ngại.

- Không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.

- Chỉ giúp đỡ ai đó khi đã suy xét về kết quả của hành động đó….

Phiếu bài tập: MẸ CON CÁ CHUỐI

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía cỏ mùi tanh cá.

Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẫy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh

1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết điều đó?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể và nhân vật chính của đoạn trích?

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: "Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy"

4. Hãy giải nghĩa từ “rạch” trong câu “Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre”?

5. Tìm các từ láy trong đoạn trích trên?

6. Vì sao Chuối mẹ lại rạch lên chân khóm tre tìm lũ kiến?

7. Qua đoạn trích trên, em rút ra được những bài học ý nghĩa nào cho bản thân?

ĐÁP ÁN

1. - Truyện đồng thoại

Vì:

+ Truyện được viết cho trẻ em,

+ Có nhân vật là loài vật được nhân cách hóa (ong vàng, bác ong,…)

+ Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật vừa mang đặc điểm của con người.

2. - Tự sự

- Ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi)

- Nhân vật chính: Cá chuối mẹ

3. Nhân hóa "Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy"

- Làm cho nhân vật trong truyện trở nên sinh động, gần gũi, có tính cách như con người,

+ Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn

4. Giải nghĩa từ “rạch”: (động từ) chỉ hành động di chuyển ngược dòng nước, cố ngoi lên chỗ cạn…

5. Các từ láy:ngột ngạt, hầm hầm, loằng ngoằng, dò dẫm, buồn buồn, lềnh bềnh, tới tấp, no nê, thèm thuồng, bức bối, động đậy…

6. Tuy “trời bức bối, ngột ngạt” nhưng chuối mẹ không lặn xuống đáy cho mát mà “lại cố bơi... rồi rạch lên chân khóm tre” vì:

- Chuối mẹ nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia.

- Chuối mẹ giàu đức hi sinh.

7. Qua câu chuyện của mẹ con cá Chuối, HS rút ra thông điệp:

+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động (Cá Chuối mẹ sẵn sàng hi sinh thân mình, chịu khổ chịu đau đớn để đàn con thơ ngây có bữa ăn no. Cũng như những người mẹ của chúng ta, họ dành trọn vẹn tình yêu thương và tấm lòng chứa chan tình cảm cho thế hệ những đứa con còn đang tuổi lớn, non nớt và cần được trưởng thành…)

+ Nhận thức được sự hi sinh và công lao của mẹ

+ Cần ứng xử phù hợp với mẹ trong cuộc sống, yêu thương, quan tâm đến cha mẹ

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Phiếu bài tập Ngữ văn 6 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu để học tốt Ngữ văn 6 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác